Củng cố kỹ năng làm cha mẹ

Luôn lắng nghe

Để dạy con ngoan, trước tiên cha mẹ cần cóphương pháp đúng. Giữ bình tĩnh, biết lắng nghe, đưa ra yêu cầu dễ hiểu… lànhững gợi ý khi giáo dục con.

Luôn lắng nghe

Nhiều cha mẹ bỏ qua kỹ năng lắngnghe; vì thế, họ dễ nổi giận khi các bé mắc lỗi. Hậu quả, bé thường không nghelời, trong khi phụ huynh luôn bị stress.

Giữ bình tĩnh

Điều này nghe thì dễ nhưng làmđược lại khá khó. Hãy giả sử như bạn là cô giáo, huấn luyện viên… - những ngườiluôn cần kiên trì, nhẫn nại để dạy bé quy tắc mới. Hạn chế la hét, bạn có thểdùng hình phạt để cho bé sợ. Nên nhớ, bạn cần luôn bình tĩnh và kiên định vớihình phạt dành cho con.

Động viên ngay khi bé làm đúng

Bạn không nên coi hành vi tốt ởbé là lẽ đương nhiên. Cần quan sát thường xuyên và ngay khi bé biết lắng nghe,có thái độ lịch thiệp, biết giúp đỡ người khác… bạn hãy khen ngợi con. Các bé sẽcó phản ứng tốt hơn khi được cha mẹ dạy phân biệt giữa hành vi tốt – hành vixấu.

Lời nói cụ thể

Củng cố kỹ năng làm cha mẹ

Ảnh minh họa

Cần nói cho bé biết hành vi nàobạn mong chờ ở con, hành vi nào thì không; chẳng hạn: “Con nhặt miếng xếphình lên và đặt nó vào hộp nhựa” thay vì nói: “Con nhặt nó lên”.

Nói trực tiếp

Những yêu cầu trực tiếp bao giờcũng khiến bé dễ tiếp thu. Tránh đưa ra đề nghị dạng câu hỏi, nhất là khi nókhông đi kèm với sự lựa chọn; ví dụ, tránh nói: “Con nhặt đồ chơi lên đượckhông?” (bé có thể trả lời: “Không”) trong khi ý của bạn là: “Conhãy nhặt đồ chơi lên”.

Tránh nhiều yêu cầu một lúc

Không ít cha mẹ thắc mắc: “Tạisao tôi luôn phải nhắc đi nhắc lại yêu cầu cho con?”. Câu trả lời có thể là:“Tại phụ huynh luôn la hét, đưa ra quá nhiều yêu cầu trong một lần”. Do đó, nếuphải đề nghị bé làm việc gì, hãy nói cụ thể từng phần việc một.

Điều quan trọng là bé phải hiểunhững gì bạn nói. Khi nói, cũng cần tập trung vào bé, có thể đặt điện thoạixuống, tạm ngưng công việc bạn đang làm và đưa yêu cầu nghiêm túc với con.

Tránh giao tiếp với khoảng cách xa

Nếu bạn thích hét lên khi thấy béchạy ngang qua phòng, rồi kết luận bé hư, không chịu nghe lời thì lỗi phần nhiềulà ở bạn. Bé có thể nghe thấy tiếng của bạn nhưng lại không hiểu bạn muốn gì.Cách tốt nhất để bé nghe lời là đứng trước mặt bé, nhìn trực diện và đặt yêucầu. Nếu cần, hãy để bé nhắc lại lời của bạn. Với cách này, có thể đảm bảo rằng,yêu cầu nào của bạn cũng tới được với bé. Ngoài ra, bạn cũng nên đặt mệnh lệnhrõ ràng.

Phản ứng ngay với hành vi củabé

Hãy phê bình ngay khi bé có hànhvi chưa ngoan, cổ vũ khi bé có hành vi tiến bộ. Bởi vì, trí nhớ của bé chưa đượctốt nên nếu để lâu mới can thiệp thì hiệu quả càng thấp. Có khi, bé còn khôngbiết cha mẹ đang nói về chuyện gì. Phản ứng ngay lập tức giúp bé hiểu lời nóicủa bạn và nhanh tiến bộ.

Quát mắng ngắn
Dù những hành vi xấu ở bé còn tái diễn, bạn cũng nên tránh mắng đơn giản. Nêndùng câu ngắn như: “Mẹ buồn vì con…”, “Mẹ giận vì con…”, “Mẹ không vui khithấy con…”. Sau đó là tăng hình phạt. Đừng tham quát nạt con vì quát nạtnhiều không làm thay đổi hành vi, nhất là với các bé.

Làm gương thay vì chỉ nói suông

Làm gương là cách dạy bé hiệu quảnhất. Cần nhắc bản thân luôn cố gắng gương mẫu để bé học theo, cả trong lời nóivà hành động.

Chia nhỏ vấn đề

Mặc dù có rất nhiều tật xấu ở bébạn muốn thay đổi nhưng để thành công, bạn cần đặt mục tiêu giúp bé sửa 1-2 hànhvi trước. Sau đó sẽ là làn lượt những hành vi chưa ngoan khác.

Nguyên tắc: "Phải hoàn thành... trước khi..."

Có thể để bé phải hoàn thành mộtviệc cụ thể trước khi tham gia hoạt động yêu thích; chẳng hạn: “Phải nhặt đồchơi mới được xem tivi”, “Phải giúp mẹ lau nhà mới được đi công viên”… Nhưngkhông được đồng ý khi bé thỏa thuận: “Con hứa sẽ nhặt đồ chơi khi đi siêu thịvề”.
 

Cùng trợ giúp bé

Những yêu cầu đơn giản bạn dànhcho bé luôn hiệu quả nhanh khi bạn giúp đỡ bé. Thử cùng bé dọn đồ chơi, mặc quầnáo, đánh răng… Nhưng giúp đỡ không có nghĩa là bạn làm hộ phần việc cho bé.

Cách ly bé tạm thời

Nếu bé liên tục chống đối, bạn cóthể đặt bé ở một nơi an toàn trong nhà cho đến khi bé bình tĩnh lại. Trong thờigian đó, bạn có thể suy nghĩ về cách ứng phó với bé. Vài phút sau, bạn sẽ gặp gỡlại bé và cùng thảo luận về vấn đề vừa qua.
 

Theo Phương Thảo
Củng cố kỹ năng làm cha mẹ



Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp
Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.