Đàn ông sợ nhất điều gì?

Một số người khi được hỏi sẽ trả lời rằng: đàn ông sợ phụ nữ khóc, đàn ông sợ vợ “trên phân”, đàn ông sợ bị chê là không ga lăng, đàn ông sợ nhất bị tổn thương sĩ diện,…

Một số người khi được hỏi sẽ trả lời rằng: đàn ông sợ nhất phụ nữ khóc, đàn ông sợ vợ “trên phân”, đàn ông sợ bị chê là không ga lăng, đàn ông sợ nhất bị tổn thương sĩ diện, đàn ông sợ chịu trách nhiệm cho hạnh phúc của người bạn đời,…


Tất cả những điều trên đều có khía cạnh đúng. Nhưng có lẽ, nếu nói về một nỗi sợ, đến mức ám ảnh của một người đàn ông thì chắc phải nói đến việc không “được là đàn ông” khi ở trên giường của chính mình.

Tại sao lại là sợ nhất ư? Rất đơn giản vì, thứ nhất, từ trước tới nay, suy nghĩ của phần lớn xã hội là đàn ông là phái mạnh. Đã là phái mạnh thì phải có sức khỏe tốt. Vậy nên, cái năng lực cơ bản là việc “làm chuyện ấy” tất nhiên là phải “tốt”. Nếu có người nào đó, chẳng may không được “sung sức” lắm, có lẽ anh ta sẽ cảm thấy mình như một người đàn ông không bình thường ở trên thế giới này.


Đàn ông đồng nghĩa với khỏe mạnh?

Không ít người, biết rõ mình không khỏe trong đời sống vợ chồng nhưng khi ngồi tán phét cùng với đám bạn, vẫn bô bô khoe “thành tích giường chiếu tưởng tượng” vì sợ thua kém anh em bạn bè.

Thứ hai, đàn ông luôn được gắn cái mác là bờ vai vững chắc để người phụ nữ nương tựa, dựa dẫm. Vì thế, trong khi phụ nữ khi có việc gì không ổn, họ có thể tìm đến nhiều nơi như bạn bè, người thân để giãi bày thì người đàn ông lại khó có thể tìm được chỗ để trút bầu tâm sự, nhất là tâm sự về những chuyện khó nói. Điều đó khiến anh ta cảm thấy mình mất đi vị thế trong mắt người khác: “mình là đàn ông cơ mà, mình có thể tự giải quyết được vấn đề này.”

Tôi từng được nghe, ở các trung tâm nam khoa cũng có những người đàn ông trông khỏe mạnh, đạo mạo đến khám chữa bệnh. Nhưng điều lạ lùng là ở chỗ, trong khi các bãi gửi xe thông thường thì đầu xe quay vào phía trong thì những chiếc xe ở đây, không ai bảo ai lại quay ra ngoài, để biển số quay vào bên trong. Chắc không cần nói bạn cũng hiểu rằng, những người đàn ông ấy muốn che giấu thân phận của mình bởi họ cảm thấy ngại ngùng hoặc xấu hổ về tình trạng sức khỏe của mình.

Thứ ba, không chỉ những người khác coi đàn ông là phái mạnh, mà bản thân họ cũng tự “ảo tưởng sức mạnh” của mình. Vì được gắn mác quá lâu, nên chính họ cũng cho mình là người mạnh mẽ, quyết đoán, ga-lăng, chủ động, v.v… Về mặt nào đó, suy nghĩ đó mang nhiều tính tích cực. Nhưng ngược lại, nó cũng tạo ra những áp lực và sức ép lớn không đáng có cho người đàn ông.

Tại sao cũng là con người, nước mắt được coi là bình thường với phụ nữ thì cũng chính nó lại bị coi là “ẻo lả” đối với người đàn ông? Có phải chúng ta đã mặc nhiên coi đàn ông là những siêu nhân và đặt quá nhiều áp lực lên họ?

Ở chỗ làm của tôi từng có một chị lấy chồng đã 3 năm mà vẫn chưa có con. Mẹ chồng của chị nhiều lần yêu cầu chị đi khám phụ khoa xem chị có bị bệnh không mà lâu rồi vẫn chưa có cháu cho bà. Chiều lòng mẹ, chị vẫn đi khám dù trong lòng biết rõ chồng chị mới là người yếu sinh lý. Nhưng mẹ chồng chị thì không bao giờ nghĩ vấn đề ở con trai mình, và bản thân anh ấy cũng rất khổ tâm vì không thể chia sẻ hay nói thật với mẹ mình về tình trạng sức khỏe thật của mình.

Và còn rất nhiều câu chuyện tương tự liên quan đến "chuyện khó nói" của người đàn ông.

Là người phụ nữ, người vợ trong gia đình, có lẽ chúng ta nên nhìn nhận lại vấn đề về sức khỏe của người đàn ông một cách công bằng, quan tâm và tinh tế hơn.

Nếu chính những người thân nhất không thể chia sẻ với nhau, vợ chồng còn không thể nói thật với nhau thì còn có thể nói với ai? Bạn có thể trả lời ngay là các trung tâm tư vấn và chăm sóc sức khỏe dành cho nam giới.


Cùng nhau chia sẻ sẽ tạo nên cuộc sống vợ chồng hạnh phúc

Tất nhiên, người viết không ngụ ý người phụ nữ trong gia đình phải làm thay nhiệm vụ của các bác sĩ. Điều đáng nói ở đây là nếu bạn quan tâm, chủ động và cùng chia sẻ những khó khăn, những điều thầm kín thì người đàn ông có thể tháo bỏ cái “cùm tư tưởng” về "niềm đau chôn giấu mang tên phái mạnh" để được là chính mình. Khi đó, họ mới có thể khỏe mạnh về thể chất, vững vàng về tinh thần, và thăng hoa trong cuộc sống lứa đôi và tạo nên một gia đình hạnh phúc.


Thu Trang/ Theo VietNamNet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.