Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tự kỷ

Quá trình điều trị bệnh tự kỷ ít tốn kém nhưng mất khá nhiều thời gian. Nếu được phát hiện, chẩn đoán và can thiệp sớm một cách bài bản, toàn diện, hợp lí và kiên trì thì trẻ có thể tiến bộ tốt, hòa nhập một cách tương đối trong môi trường gia đình, nhà trường và xã hội.

Quá trình điều trị bệnh tự kỷ ít tốn kémnhưng mất khá nhiều thời gian. Nếu được phát hiện, chẩn đoán và canthiệp sớm một cách bài bản, toàn diện, hợp lí và kiên trì thì trẻ có thểtiến bộ tốt, hòa nhập một cách tương đối trong môi trường gia đình, nhàtrường và xã hội.
 
Hay gặp ở trẻ em

Tự kỷ hay còn được gọi là những rối loạnphát triển lan tỏa là một trong những rối loạn nặng, làm suy yếuchức năng và cản trở cuộc sống nhiều nhất. Trong 2 năm đầu đời, trẻcó thể phát triển, vận động tương đối bình thường, sau đó các khảnăng đã có lại mất dần đi. Cha mẹ thường đưa con đi khám khi thấycon chậm nói hoặc đã biết nói nhưng gọi lại không trả lời.

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tự kỷ

Cần phát hiện sớm các dấu hiệu tự kỷ ởtrẻ. Ảnh: TL

Nếu chú ý, cha mẹ sẽ nhận thấy nhữngbiểu hiện bất thường xuất hiện khá sớm từ khi trẻ mới 10 - 12 thángtuổi. Trẻ tự thu mình, không quan tâm đến người khác, không thíchchơi chung với trẻ cùng tuổi và chủ động tránh những đứa trẻ này.Không biết chơi các trò chơi bắt chước, những cố gắng để lôi cuốn sựchú ý của trẻ đều vô ích.

Bé không tỏ vẻ trìu mến khi được cưngchiều, ít khóc, bé rất ngoan, thậm chí quá ngoan. Khó khăn khi hiểuvà sử dụng ngôn ngữ. Chơi khác thường với đồ chơi. Quá hay kém nhạycảm với tiếng động, nhìn, nếm sờ hoặc... ngửi. Có thái độ thách thứcnhư hung hăng, tự gây tổn thương hoặc rút lui trầm trọng...

Trẻ thờ ơ, ít đòi hỏi chăm sóc hoặcluôn bứt rứt, quấy khóc, khó ngủ, ít cười, ánh mắt đờ đẫn, khôngphát âm được khi âu yếm. Khi đến 2 - 3 tuổi, các biểu hiện của bệnhdần bộc lộ rõ. Nhìn chung tất cả trẻ em mắc bệnh tự kỷ đều khiếmkhuyết về khả năng tương tác xã hội, khiếm khuyết về khả năng giaotiếp bằng lời (ngôn ngữ) hoặc không lời nói và rối loạn về các hànhvi.

Có phải lỗi của mẹ?

Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào tìm ra nguyên nhân gây bệnh tựkỷ, mặc dù thế giới không ngừng nghiên cứu về loại rối loạn này. Cónhững yếu tố góp phần trong rối loạn tự kỷ như di truyền hoặc một sốtổn thương não. Ngoài ra, ngạt khi sinh, sang chấn do can thiệp sảnkhoa, sinh non, vàng da, khuyết tật tâm thần, động kinh, người mẹkhi mang thai nhiễm virut, nhiễm độc… cũng là những yếu tố nguy cơdẫn đến bệnh này.

Nhận định tự kỷ là do lỗi của cha mẹthiếu chăm sóc hoặc do phản ứng vaccin  tiêm chủng… là rất sai lầm,quan niệm này đã đẩy cha mẹ vào tâm trạng luôn dằn vặt mình, cộngvới tình trạng bệnh của con đã khiến cha mẹ mắc bệnh trầm cảm. Tìnhtrạng bệnh của cha mẹ lại tác động trở lại đứa con khiến bệnh trẻcàng nặng thêm.

Tuy nhiên, nếu tách trẻ ra khỏi hơiấm của mẹ quá sớm sẽ khiến trẻ hụt hẫng, mất phương hướng, trẻ dầndần tự cô lập, nếu có sẵn những yếu tố tự kỷ thì bệnh sẽ mau nặnglên. Trẻ được bao bọc quá kỹ lưỡng trong điều kiện vật chất dư thừa,nhưng không được giao tiếp với thế giới bên ngoài, không được hoạtđộng, tương tác với trẻ khác, cũng khiến hội chứng tự kỷ thêm trầmtrọng.
 
Có thể lý giải hiện tượng trẻ em nông thôn ít bị tự kỷ hơn trẻ emthành phố là bởi trẻ nông thôn có điều kiện giao tiếp với cộng đồngthuận lợi hơn, được vận động, vui chơi với những trẻ em khác thoảimái hơn, từ đó sẽ phát triển bình thường, hoặc bị tự kỷ nhẹ thì bệnhcó thể hoàn toàn tự khỏi.

Cần được phát hiện sớm

Khi thấy trẻ có những biểu hiện bấtthường như: Chậm nói, hoặc biết nói rồi ngừng hẳn, chỉ thích chơimột mình, không cười, không tiếp xúc bằng mắt với bố mẹ hay ngườiđối diện, quá say mê một thứ đồ vật nào đó, có những hành vi lặp đilặp lại, rất thích sắp xếp đồ vật theo thứ tự, ngăn nắp một cách kỳlạ và có biểu hiện hung hăng khi thứ tự đó bị xáo trộn…

Phần lớn các bậc cha mẹ đã nghĩ đếnkhả năng con bị tự kỷ. Nhưng do mặc cảm, sĩ diện nên giấu bệnh củacon, bất hợp tác với bác sĩ, hoặc khi biết con bị tự kỷ thì rơi vàotình trạng chán nản, suy sụp, buông xuôi… khiến bệnh của trẻ ngàycàng nặng. Cuộc chiến với căn bệnh tự kỷ thường kéo dài và rất giannan, việc phát hiện sớm là rất quan trọng, vì phát hiện càng sớm thìviệc can thiệp, khắc phục sẽ có kết quả cao hơn, trẻ càng có nhiềucơ hội hòa nhập với cộng đồng, tự lập trong cuộc sống.

Trẻ từ 18 - 36 tháng tuổi nếu đượcphát hiện sớm và can thiệp điều trị bởi đội ngũ nhiều chuyên gia thìcó khoảng 30% khả năng trẻ sẽ trở lại bình thường, có thể hòa nhậptrở lại với cộng đồng. Quá độ tuổi này, việc can thiệp sẽ gặp khókhăn và mất nhiều thời gian hơn.

Có thể phòng ngừa?

Để tránh nguy cơ trẻ mắc bệnh tự kỷ,khi mang thai, các bà mẹ cần giữ gìn sức khỏe, kiêng rượu, thuốc láđể hạn chế nguy cơ nhiễm độc, đẻ non, đặc biệt tránh dùng nhiều mỹphẩm (vì nhiều loại chứa chất thủy ngân - nguyên nhân hàng đầu gâybệnh tự kỷ)… Sau khi trẻ ra đời, không nên tách trẻ khỏi mẹ quá sớm;Cha mẹ nên dành nhiều thời gian chăm sóc, trò chuyện, chơi đùa vớitrẻ để giúp trẻ phát triển năng lực, tránh để trẻ bị chấn động vềnão, hoặc sang chấn tâm lý.

Một thái độ ân cần, một ánh mắt cảmthông là liều thuốc giúp trẻ tự kỷ và cha mẹ đứng vững và tiếp tụcbước trên con đường chông gai. Ngược lại, một lời nói hay một cử chỉkỳ thị dù nhỏ, cũng đủ làm họ rơi vào tuyệt vọng. Cộng đồng xã hộihãy chung tay hành động vì trẻ tự kỷ, phá đi bức tường ngăn cách đểcác em được hòa nhập với xã hội. Chỉ như thế mới giúp những đứa trẻvốn đã kém may mắn đỡ thiệt thòi hơn.

Mỗi năm Bệnh viện Nhi Trung ương tiếpnhận khoảng 6.000 trẻ bị nghi mắc bệnh tự kỷ đến khám và điều trị.Trên thực tế, số trẻ mắc tự kỷ rất lớn vì gia đình không biết, hoặcbiết mà lơ là, nghĩ là không quan trọng nên không đưa trẻ đến cácbệnh viện chuyên khoa để khám và điều trị. Hiện ở Việt Nam mới chỉcó một vài trung tâm từ thiện của các tổ chức phi chính phủ hoặc tưnhân điều trị cho trẻ tự kỷ.

Đề án để trẻ tự kỷ đến trường giaiđoạn 2010-2015 của Bộ Giáo dục & Đào tạo khẳng định: Đến năm 2015phải có 90% số trẻ tự kỷ đến trường. Tuy nhiên, thực tế đến nay, sốtrẻ tự kỷ đến trường vẫn còn nhiều rào cản, con số trẻ đến trườngmới chỉ đạt khoảng 60-70%.

Theo SKĐS



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.