Dạy con cách chấp nhận thất bại

“ ...Em không cần con phải đậu hay đậu cao. Em chỉ sợ nhìn thấy con em đau khổ và suy sụp khi thất bại !”. Lời nhắn của cô em gái có con vừa thi học sinh giỏi cấp thành phố khiến tôi muốn nói với em : Hãy dạy con mình cách chịu đựng và vượt qua thất bại!

“ ...Em không cần conphải đậu hay đậu cao. Em chỉ sợ nhìn thấy con em đau khổ và suy sụpkhi thất bại !”. Lời nhắn của cô em gái có con vừa thi học sinh giỏicấp thành phố khiến tôi muốn nói với em : Hãy dạy con mình cách chịuđựng và vượt qua thất bại!

Bạn hạnh phúc khi con họcgiỏi, thành công nhưng cũng có lúc bạn phải khổ sở, thậm chí đau khổ khicon mình thất bại.

Cậu con trai của tôilà một người khá thông minh, nhanh nhẹn và sáng tạo. Từ khi còn rấtnhỏ, bé đã học chơi cờ vua. Lên cấp II, con tôi đã có "một kho" cúpchiến thắng các giải đấu thiếu nhi. Huấn luyện viên luôn khen ngợinó, bạn bè ngưỡng mộ nó. Thế nhưng một ngày kia, mọi chuyện bỗng trởthành tai họa khi nó gặp những thất bại đầu tiên. Nó nổi nóng, đậpphá, gầm gừ một cách đáng sợ. Cuối cùng, chúng tôi đành phải quyếtđịnh ngưng việc luyện tập và tham gia thi đấu của con. Chúng tôimuốn nó suy nghĩ lại và có cái nhìn bình tĩnh hơn với cả chuyệnthắng và thua.

Dạy con cách chấp nhận thất bại

Bạn hạnh phúc khi con học giỏi, thành công nhưng cũng có lúc bạn phải khổ sở, thậm chí đau khổ khi con mình thất bại

Còn cậu con trai củaem gái tôi thì khác. Nó học rất giỏi và thường đứng đầu lớp. Thếnhưng từ ngày lên cấp 3, mọi việc không còn được như vậy nữa. Nó chỉđứng đầu trong một số môn. Lần đầu tiên, khi biết vị trí đứng đầulớp không còn thuộc về mình, Bình thất vọng và khổ sở đến mức mẹ nóchỉ sợ nó tự tử. Kỳ thi học sinh giỏi lần này chưa có kết quả, nhưngnhìn con bước ra khỏi cuộc thi không còn chút sinh khí nào, mẹ nó đãbiết rằng nó làm bài không như ý. Nó ủ rũ và chán chường đến mứckhiến cả nhà hoảng sợ.

Gia đình đã phải tổchức một cuộc vui nho nhỏ để động viên tinh thần thằng bé. Và bâygiờ cả nhà gần như nín thở chờ kết quả thi dù đã động viên nó rấtnhiều, nào là học tài thi phận, nào là chuyện thi cử có khi còn phụthuộc vào may mắn…

Trong cuộc sống hômnay, bạn luôn được các chuyên gia tâm lý khuyên: hãy dạy con lòng tựtin, tự hào và kiêu hãnh về chính bản thân mình. Rằng tất cả nhữngphẩm chất đó sẽ dẫn con đến với những thành công trong sự nghiệp maisau. Chính vì thế, khi con mình thất bại, không ít ông bố bà mẹ đổlỗi cho....ngoại cảnh, thậm chí là đổ lỗi cho những người khác.

Cũng như em gái tôi,thay vì nói với con trai rằng: “Con hãy rút kinh nghiệm xem, có phảido con quá chủ quan mà không chịu học những phần đó, do con quá tựtin mà không ôn bài kỹ... nên con không làm được bài hay không” thìem gái tôi lại nói: “Đề thi kỳ quái quá, mẹ nghe nhiều người nói vậy”…chẳng hạn ! Và thế là thay vì dạy con cách vượt qua những tình huốngkhó khăn bằng cách rút kinh nghiệm của thất bại, em gái tôi chỉ cốgắng làm cho con hết buồn…

Tôi đã thử hỏi “Làmsao dạy con vượt qua thất bại?” để hỏi nhiều người quen. Mỗi ngườicó một câu trả lời khác nhau. Và phần lớn tập trung vào giải phápnhư tôi và cô em gái đã làm. Hoặc cấm con không cho làm việc đó nữa,hoặc tìm cách đổ lỗi thất bại ấy cho một ai khác. Tất cả những giảipháp đó dường như là sự chọn lựa dễ dàng nhất nhưng hình như nó cóhại nhiều hơn có lợi cho con bạn. Vậy đâu là giải pháp?

Hãy giúp trẻ rútkinh nghiệm

Dạy con cách chấp nhận thất bại

Hãy dành lời khen cho con nếu bạn biết rằng nó đã hết sức cố gắng, ngay cả khi nó không thành công như bạn mong đợi

Hãy dành lời khen chocon nếu bạn biết rằng nó đã hết sức cố gắng, ngay cả khi nó khôngthành công như bạn mong đợi, đừng quá thất vọng và đổ lỗi cho ngườikhác. Hãy cùng trẻ tìm ra những gì khiến nó dù hết sức cố gắng nhưngvẫn chưa thành công.

Biết động viên con

Những điểm số hiệntại không phải là thước đo sức học tập của con, vị trí thứ hai khôngcó nghĩa là con không giỏi. Ngày hôm qua con đã bệnh nặng, con sốt,nhưng con đã hết sức cố gắng và điều đó với mẹ mới là quan trọngnhất. Những lời như thế của bạn sẽ có tác dụng khích lệ con trẻ

Bạn cũng đừngphóng đại hay thu nhỏ sự việc

Ai cũng đã từng thấtbại trong cuộc đời mình, hãy làm cho trẻ hiểu được điều đó bằng cáchlấy dẫn chứng từ chính những gì bạn đã từng trải qua. Cũng đừng imlặng khi trẻ thất bại, điều ấy sẽ làm chúng căng thẳng nhiều hơn vớithắc mắc: "Vì sao mẹ và bố cũng không muốn nói tới điều đó? Có lẽmình đã làm họ thất vọng kinh khủng”.

Đừng mang những mơước của mình áp đặt lên con trẻ

Bạn rất mong conthành công trong môn toán. Bạn nghĩ chỉ có giỏi toán mới được gọi làhọc sinh giỏi. Thế nhưng con bạn lại thích học… sinh vật. Với bạnđiều ấy thật là vớ vẩn. Và vì thế, khi điểm toán của con chỉ trungbình, trong khi điểm sinh vật của nó tuyệt đối, nó được chọn vào độiđi thi học sinh giỏi  môn sinh vật, bạn cũng chẳng thèm để ý, chẳngthèm khen ngợi, chẳng thèm chia sẻ niềm vui với con!

Con bạn sẽ có conđường thành công riêng phù hợp với chúng. Và nhiệm vụ của bạn làkhích lệ chúng làm bất cứ điều gì mà chúng mong ước và có thể đặthết tình cảm, nhiệt huyết của mình vào, chứ không phải bị lôi cổtheo những lối đi mà bạn chọn.

Nếu bạn bình tĩnh,con bạn sẽ bình tĩnh

Khi trẻ nổi nóng hayrủ rũ, bạn rất lo lắng. Nhưng có những người thật sai lầm khi họcũng nổi nóng hay ủ rũ theo. Hãy dạy con cách kiềm chế cảm xúc của mìnhbằng cách làm gương cho con. Hãy ngồi xuống, trò chuyện với con mộtcách ôn tồn và lắng nghe con khóc, rên rỉ, than thở một cách điềmtĩnh. Con bạn sẽ học theo gương của bạn ngay lập tức khi nó hiểurằng chưa có gì là ghê gớm xảy ra và không có gì là không thể cứuvãn.

Và cuối cùng điềuquan trọng nhất là bạn hãy thể hiện cho con thấy dù con thành cônghay thất bại, bạn vẫn yêu nó hơn tất cả chứ không phải là những điểmsố hay chiến thắng.

Bạn yêu con vì chínhcon, chứ không phải vì con là một cậu bé tuyệt vời, hơn hẳn nhữngcậu bé khác.  Điều đó sẽ giúp trẻ an tâm và tin tưởng vào chính mìnhhơn!

Theo KhánhChi
PNO



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.