Để trẻ không còn trớ sữa vì trào ngược dạ dày thực quản

Không ít trẻ nhỏ thường xuyên ọc sữa (trớ sữa) ngay khi vừa bú xong, ở trẻ lớn hơn thì nôn ra ngay sau khi được mẹ đút xong chén bột hay cháo. Tình trạng này gọi là hội chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Khôngít trẻ nhỏ thường xuyên ọc sữa (trớ sữa) ngay khi vừa bú xong, ở trẻ lớn hơnthì nôn ra ngay sau khi được mẹ đút xong chén bột hay cháo. Tình trạng nàygọi là hội chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Mọingười đều có trào ngược dạ dày thực quản một chút sau bữa ăn, điều đó xảy rakhi chúng ta ợ hơi để loại bỏ không khí đã nuốt vào khi ăn. Lúc đó, cơ vòngthực quản dưới giãn ra khiến các thành phần dịch trong dạ dày tràn lên thựcquản một cách không tự ý. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ mới sinh chođến người già, nhưng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt trẻ nhũ nhi và trẻ sơsinh thiếu tháng.

Để trẻ không còn trớ sữa vì trào ngược dạ dày thực quản

Không ít trẻ nhỏ thường xuyên ọc sữa (trớ sữa) ngay khi vừa bú xong

Nếuhiện tượng này xảy ra trong thời gian ngắn, tần suất ít, sau ăn và không gâyra triệu chứng gì, được gọi là trào ngược sinh lý. Còn trào ngược bệnh lý có tầnsuất xảy ra thường xuyên hơn, kéo dài hơn và có thể gây ra triệu chứng lâmsàng với nhiều mức độ khác nhau. Tuy nhiên, đôi khi khó phân biệt được tràongược sinh lý và trào ngược bệnh lý.

1. Trào ngược dạ dày thựcquản do sinh lý

Bìnhthường, khi trẻ bú, sữa đi qua miệng, xuống thực quản, qua tâm vị rồi vào dạdày. Tại đây, sữa được hấp thu một phần, sau đó di chuyển xuống ruột. Chỗnối thực quản vào dạ dày gọi là tâm vị, tại đây có cơ vòng thực quản dưới (mộtdải cơ trơn đặc biệt), tạo nên một vùng có áp lực cao, ngăn dòng trào ngượctừ dạ dày vào thực quản, vòng cơ này vẫn còn tiếp tục thay đổi vài tháng đầusau sinh.

Một yếu tố khác cũng đóng vaitrò quan trọng trong cơ chế trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là giảiphẫu học thực quản đoạn dưới và dạ dày, ở trẻ sơ sinh dạ dày nằm ngang, gócgiữa dạ dày và thực quản là góc tù, khi trẻ biết đi dạ dày từ từ chuyển sangvị thế dọc, tâm vị phát triển, góc này trở thành góc nhọn, đóng vai trò ngănngừa dòng trào ngược khi dạ dày căng to.

Giữadạ dày và ruột cũng có một van có chức năng giống như tâm vị, gọi là môn vị.Trong khi cơ tâm vị ở trẻ rất yếu thì cơ môn vị lại rất phát triển, do đóở trẻ nhỏ thức ăn rất dễ ứ đọng lâu trong dạ dày.

Thứcăn cho trẻ nhỏ chủ yếu ở thể lỏng, trẻ lại hay nằm nhiều, đặc điểm giải phẫucủa dạ dày, hoạt động chưa đồng bộ của cơ tâm vị và cơ môn vị (môn vị, ởdưới đóng quá chặt, trong khi tâm vị, ở trên lại lỏng lẻo) làm cho trẻ dễ bịọc sau ăn. Ngoài ra, nếu trong quá trình bú, bé có nuốt hơi và sau đó đượcđặt nằm ngang (đầu bằng) hoặc nghiêng bên phải, bé cũng dễ bị trớ sữa.

Tìnhtrạng trào ngược dạ dày thực quản sinh lý sẽ khỏi hoàn toàn khi bé biết ngồi,đứng và chuyển sang chế độ ăn đặc, 80% trẻ khỏi khi được 6 tháng tuổi, khỏihẳn khi trẻ từ 9 tháng đến 18 tháng tuổi.

Đểphòng ngừa trẻ trớ sữa vì trào ngược dạ dày thực quản, những việc nên làm là:

- Không ép trẻ ăn nhiều, chiathức ăn ra nhiều bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo đủ số lượng thức ăn cần thiết.Thời gian tối thiểu giữa hai lần bú là 2 giờ, tối đa là 4-5 giờ (nhu cầuthay đổi ở từng trẻ và trên cùng một trẻ cũng có thể khác nhau ở mỗingày).

Đốivới trẻ bú mẹ: Nên cho bú bầu vú bên trái trước (bé mới bú nên lượng sữatrong dạ dày còn ít, có thể nằm nghiêng phải). Sau đó, chuyển bé sang bú bầubên phải (lúc này dạ dày bé đã nhiều sữa, cần nằm nghiêng trái). Như vậy,sữa sẽ dễ dàng xuống dạ dày mà không gây trào ngược. Không nên cho trẻ búquá lâu, trung bình 10 phút cho vú thứ nhất và 20 phút cho vú thứ hai, bútrên 30 phút không có lợi cho trẻ (nuốt hơi, mệt, rối loạn thèm bú/ghiền vú,chênh lệch thời gian bú).

Đốivới trẻ bú bình: Luôn giữ bình sữa hơi nghiêng để đầu núm vú cao su luôn đầysữa. Không để bình sữa nằm ngang trong khi bú, tránh tình trạng bé bú hơitrong bình sữa.

- Khi cho bú, không nên để béquấy khóc vì như vậy, bé có thể nuốt nhiều hơi, gây căng dạ dày. Sau khi búxong, cần bế bé theo tư thế thẳng, ngực áp vào một bên ngực mẹ, mặt kê lênvai mẹ rồi vỗ nhẹ lưng cho ợ hơi. Sau đó, hãy nhẹ nhàng đặt bé nằm nghiêngbên trái, kê gối hơi cao.

- Không nên để trẻ nằm bú vìtư thế này khiến trẻ rất dễ bị sặc và trớ sữa. Sau khi bé bú xong, không nênđặt bé nằm ngay, cũng không đùa giỡn, tâng bổng lên xuống.

- Ngoài ra, thời gian thức ănở trong dạ dày sẽ ngắn lại nếu thức ăn ở nhiệt độ cơ thể (37 độ C), thờigian thức ăn ở dạ dày sẽ kéo dài ra khi thức ăn nóng quá hoặc lạnh quá, thứcăn không ngon, không đồng nhất, không được nghiền kỹ.

2. Trào ngược dạ dày thựcquản bệnh lý

Thôngthường, ở trẻ hơn 18 tháng tuổi, hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản dosinh lý không còn nữa. Nếu ở độ tuổi này, bé vẫn còn trào ngược không có lýdo rõ rệt thì phải nghĩ đến trào ngược dạ dày thực quản do bệnh lý ngoạikhoa gây nôn ói kéo dài như hẹp phì đại cơ môn vị, thoát vị khe, thực quảnto, thực quản đôi, ruột xoay bất toàn, khối u gây chèn… Cần đưa trẻ đến bệnhviện thăm khám, tại đây trẻ sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm cận lâmsàng để tìm nguyên nhân và điều trị thích hợp.

Đối với tất cả các trẻ ở mọi độ tuổi, nếu trào ngược đi kèm một số biểu hiện khác thường sau đây thì cần nghĩ đến trào ngược dạ dày thực quản gây biến chứng:

- Ho mãn tính: ho về đêm không giải thích được, nhưng xảy ra ban ngày cũng khá thường gặp; đặc biệt gợi ý khi cơn xảy ra lúc trẻ đang đùa giỡn, giảm đi hoặc biến mất khi trẻ yên tĩnh hay ngủ.

- Những bệnh nhiễm trùng ở phổi tái phát, khò khè, hen phế quản không rõ nguyên nhân.

- Bệnh lý tai mũi họng tái phát: viêm xoang, viêm tai giữa, viêm thanh quản… tái đi tái lại, không rõ nguyên nhân.

- Ngưng thở lúc thức: trẻ trào ngược dạ dày thực quản rồi đột ngột trợn mắt, duỗi cứng, tím môi, tái nhợt.

- Ngưng thở lúc ngủ.

- Chậm lớn.

- Ói nhiều, lượng lớn, nôn thành vòi, có liên quan đến bữa ăn hay không.

- Rối loạn hành vi tâm thần.

- Trẻ trớ sữa liên tục, kể cả khi không bú

Theo Để trẻ không còn trớ sữa vì trào ngược dạ dày thực quản



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.