Dinh dưỡng cho bé 4-6 tuổi

4-6 tuổi, bé không cần quá 3g muối mỗi ngày. Muối thường có mặt trong nhiều loại thức ăn đóng gói; vì thế, bạn không cần thêm muối khi chế biến thức ăn cho bé, cũng không cần đặt sẵn một lọ muối trên bàn ăn.

Năng lượng cần có trong ngày

Với bé trai: Tổng năng lượng là 1.715 kalo; trong đó, protein (19,7g), canxi (450mg), sắt (6,1mg), chất béo (66,7g), muối (3g).

Với bé gái: Tổng năng lượng là 1.545 kalo; trong đó, protein (14,5g), canxi (450mg), sắt (6,1mg), chất béo (60,1g), muối (3g).

Tinh bột

Tinh bột gồm: lúa gạo, bánh mỳ, mỳ sợi, khoai tây, khoai lang…

1/3 thực đơn dành cho bé cần được cấu thành từ nguồn tinh bột, giúp bé có đủ năng lượng cho một ngày hoạt động. Có thể cho bé ăn bánh mỳ nướng, bánh kem hay mỳ sợi kèm với hoa quả, rau xanh cho bữa ăn phụ.

Chất béo

Chất béo giúp bé có làn da và hệ thần kinh khỏe mạnh. Quá nhiều hoặc quá ít chất béo đều có thể gây hại cho sức khỏe của bé.

Cần giới hạn nguồn chất béo có trong kem, bánh quy, thịt mỡ, bánh ngọt. Chất béo từ sữa, sữa chua, phômai, thịt đỏ, cá sẽ tốt cho bé (kèm với loại dầu ăn ít béo như dầu olive trong quá trình chế biến thức ăn).

Ngoài ra, các axit béo có trong các loại hạt, rau xanh, cá cũng rất tốt cho bé. Hãy cho bé ăn ít nhất một phần cá chứa dầu như cá hồi (cá thu, cá nục) và một phần cá nước ngọt một tuần.

Tránh những chất béo không có lợi cho bé:

- Thức ăn luộc (hoặc nướng) tốt hơn rán.

- Chọn phần thịt đã được lọc mỡ.

- Loại bỏ da cá, da thịt gà trước khi cho bé ăn.

Vitamin D

Vitamin D hoạt động cùng canxi sẽ cho bé bộ xương rắn chắc. Phần lớn nguồn vitamin D được hấp thu vào cơ thể thông qua ánh nắng mặt trời nhưng thực phẩm như cá, trứng, dầu ăn cũng dồi dào vitamin D.

Tăng cường vitamin D cho bé

- Trộn thêm sữa chua vào quả tươi; cho bé ăn bánh mỳ kèm sữa.

- Làm sinh tố với nguyên liệu chính là sữa và quả tươi.

- Cho bé uống sữa nóng trước khi đi ngủ.

- Thêm phômai vào súp, cháo.

Sắt

Sắt là chất quan trọng trong sự phát triển của bé. Thiếu máu có liên quan đến chứng bệnh truyền nhiễm, mệt mỏi, chậm tăng trưởng, kém lên cân và tinh thần sa sút.

Thịt đỏ và cá chứa dầu là nguồn sắt dồi dào cho bé rong giai đoạn này. Các loại đậu đỗ, rau màu xanh, ngũ cốc, hoa quả khô, hạt hướng dương, bánh dinh dưỡng giàu sắt cũng rất có ích cho bé.

Sắt có nguồn gốc từ thực vật thì khó để cơ thể hấp thu hơn sắt có nguồn gốc từ động vật. Tuy nhiên, sắt sẽ dễ hấp thu hơn nếu bạn tăng cường thực phẩm giàu vitamin C cho bé như rau xanh và hoa quả. Một cốc nước quả được pha loãng mỗi ngày cũng giúp cơ thể tổng hợp sắt.

Rau xanh và hoa quả

Giai đoạn 4-6 tuổi, bé cần ít nhất 5 phần hoa quả và rau xanh (gồm cả quả tươi, quả đóng hộp) mỗi ngày. Hãy cho bé ăn rau, quả đa dạng, chế tạo chiếc "cầu vồng rau, quả" với nhiều màu sắc khác nhau, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho bé. Khoai tây không được tính như một phần rau, quả nhưng nước quả sẽ được tính là một phần.

Mẹo để bé ăn nhiều rau, quả:

- Cho bé ăn quả tươi như bữa phụ, giữa các bữa chính.

- Dùng dâu tây hoặc chuối chín, xay nhuyễn cùng sữa, tạo thành món sữa quả tươi.

- Cho bé ăn thêm rau xanh, quả tươi vào bữa sáng.

Đường

Đường xuất hiện tự nhiên trong nhiều loại quả tươi, rau xanh và sữa. Những món ăn vặt như bánh quy, bánh ngọt, chocolate chứa rất nhiều đường. Nước hoa quả giàu vitamin C cũng chứa một lượng đường tự nhiên rất lớn. Để bé uống nước lọc và sữa như thức uống chính, tránh nước ngọt có lượng đường cao.

Theo Phương Thảo



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.