Đối đáp khi bé hỏi lắt léo

Hôm nào được mẹ đón ở lớp mẫu giáo, bé Na cũng lanh chanh hỏi mẹ đủ thứ: ‘ Sao hoa màu vàng, sao lá có màu xanh?’, ‘Sao ôtô có 4 bánh, còn xe máy của mẹ chỉ có 2 bánh?’, ‘Sao mẹ mặc váy, còn bố của bạn Nhím lại mặc quần?’…

Hôm nào được mẹ đón ở lớp mẫugiáo, bé Na cũng lanh chanh hỏi mẹ đủ thứ: ‘Sao hoa màu vàng, sao lá cómàu xanh?’, ‘Sao ôtô có 4 bánh, còn xe máy của mẹ chỉ có 2 bánh?’, ‘Sao mẹmặc váy, còn bố của bạn Nhím lại mặc quần?’…

Nhiều lúc bực dọc, My (mẹ béNa) phải quát: “Có yên cho mẹ lái xe không?”. Ban đầu thấy con hayhỏi, My rất mừng vì nghĩ bé lanh lợi, thông minh. Cô hào hứng trả lời mọithắc mắc của con. Tuy nhiên, càng ngày Na càng hỏi những câu “hiển nhiênđúng” hoặc “tự nhiên nó thế” mà mẹ chẳng biết đối đáp thế nào, ví như: “Saomưa từ trên trời rơi xuống mà không phải từ đất chui lên?”, “Sao lại gọi làđũa?”, “Sao bật điện thì sáng?”, “Sao ăn cơm lại no?”… Nhiều lúc mệtmỏi, lại đau đầu với hàng mớ thắc mắc của con, My lớn tiếng: “Đừng hỏi vớvẩn, mẹ đang bận”.

Đối đáp khi bé hỏi lắt léo

Nhiều bậc cha mẹ rơi vào thế "bí" với các câu hỏi lắt léo của con

Cũng thường xuyên phải trởthành “giáo sư biết tuốt” cho cu Bon (cậu con trai 3 tuổi) là Đào (ThanhXuân, Hà Nội). Đào kể, hôm trước khi nghe mẹ đọc truyện, cu Bon bỗng dưnghỏi: “Sao lại đựng táo trong giỏ hả mẹ? Con đựng táo trong cái bút bi nàycó được không?”.

Thấy con hỏi “cắc cớ”, Đàochỉ tay vào cái cốc đặt trên bàn và cầm một chiếc bút chì màu của con, hỏi:“Cốc để làm gì, bút để làm gì hả Bon”. Cu cậu nhanh nhảu: “Cốc để conuống nước, còn bút để vẽ”. Đào hỏi tiếp: “Thế mẹ có dùng bút để uống nước vàdùng cốc để vẽ tranh được không”, cu Bon lắc đầu: “Không”. Cuối cùng,Đào nhấn mạnh với con là mỗi đồ vật có một đặc điểm riêng và để dùng vào mộtviệc gì đó.

Từ đấy về sau, mỗi khi conhỏi khó, Đào sẽ hỏi lại: “Thế con có biết vì sao tai để nghe, còn mắt đểnhìn không?” và cô thấy, con trai thôi không hỏi nữa mà tự hiểu đó làchuyện dĩ nhiên.

Khi cha mẹ ở thế ‘bí’

Nhiều cha mẹ lúng túng vớicâu hỏi tại sao của bé nên nói tránh, lờ đi hoặc đùn đẩy sang người khác.Theo các chuyên gia, ở độ tuổi 3-4, ngôn ngữ của bé phát triển khá tốt nhưngcòn rất nhiều điều bé muốn khám phá. Vì thế, bé liên tục “tra tấn” cha mẹvới hàng tá câu hỏi tại sao.

Cũng có khi bé chỉ hỏi đểmuốn giao tiếp với cha mẹ và gây chú ý. Cha mẹ gắng sức giải thích thì bétỉnh bơ như không, chứ không phải lắng nghe chăm chú rồi ghi nhớ để lần saukhông hỏi nữa như cha mẹ vẫn tưởng.

Vì thế, với những câu quá“cắc cớ”, không cần vội giải thích rắc rối mà hãy hỏi lại: “Đố con biết tạisao?”. Điều này còn giúp kích thích bé tư duy. Nếu bé lém lỉnh: “Con khôngbiết đâu, mẹ nói đi” thì có thể đáp: “Để mẹ nghĩ xem, câu này khó đấy. Haimẹ con cùng nghĩ mới được”. Hoặc cố tình nói sai để kích thích bé đối đáp.

Khi trả lời bé, cần chú ý đếncảm xúc, mong muốn của bé. Điều kỵ nhất là cau có, tảng lờ hoặc đùn đẩy sangngười khác khi bé hỏi. Nếu thấy khó đi vào câu trả lời trực tiếp, có thể kểmột câu chuyện thú vị có liên quan để kích thích bé tư duy và suy luận.

Những câu hỏi của bé khiếncha mẹ đau đầu nhất là về chủ đề giới tính và cái chết. Phụ huynh không cầnné tránh, tùy từng độ tuổi của con mà có cách giải thích phù hợp. Với cáichết, không quát nạt hoặc nghĩ con nói “xằng bậy”, mà hãy nói nhẹ nhàng, đólà chuyện tự nhiên, ai cũng phải trải qua.

 Theo Ngọc Bình
Mevabe




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.