Đôi điều cần biết về ngôi thai

Thai nhi nằm trong bụng mẹ trước khi ra đời có thể ở nhiều tư thế khác nhau. Trong những tháng đầu, khối thai còn nhỏ, tử cung lúc đó hình tròn, buồng ối lại lớn nên thai nhi thường không nằm theo một tư thế nhất định.

Thai nhi nằm trong bụng mẹtrước khi ra đời có thể ở nhiều tư thế khác nhau. Trong những tháng đầu,khối thai còn nhỏ, tử cung lúc đó hình tròn, buồng ối lại lớn nên thai nhithường không nằm theo một tư thế nhất định.

Từ 3 tháng giữa, tử cung có hìnhdáng giống quả trứng, cục to là ở đáy tử cung, với chiều dọc lớn hơn chiềungang, thai lúc này có phần đầu to hơn phần mông và chân nên đầu thường quayvề phía đáy tử cung (là nơi rộng nhất).

Đến 3 tháng cuối, thai nằmtrong tử cung với tư thế khom lưng, bó gối, khi tay khoanh trước ngực nênkhối mông và chân lớn hơn phần đầu, vì vậy thai nằm trong tử cung có xuhướng đầu quay xuống dưới. Thai nhi nằm ngược hay nằm xuôi như thế đều làthai nằm dọc. Tuy nhiên, cũng có trường hợp thai nhi nằm ngang. Người mẹ cầnbiết về ngôi thai của con mình trước khi đẻ để có thể đề phòng những taibiến nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và con.

Đôi điều cần biết về ngôi thai

Ngôi thai là phần thai nhi trình diện trước eo trên của khung chậu người mẹ

Ngôi thai là phần thai nhitrình diện trước eo trên của khung chậu người mẹ. Các ngôi thai nằm dọc tửcung có đầu quay xuống dưới gọi là ngôi đầu (ngôi thuận), là loại ngôithường gặp nhất chiếm trên 95%. Bụng thai phụ thường có hình quả trứng, thaithường đạp nhiều ở phía đáy tử cung (ở phía trên). Trong các trường hợp ngôithuận, khả năng đẻ thường (đẻ đường dưới) là rất lớn. Vấn đề đẻ mổ lấy thaiphụ thuộc vào tình trạng của thai phụ, tình trạng của thai nhi, phần phụ củathai (rau thai, ối...) khi chuyển dạ.

Thai nằm dọc trong tử cungnhưng đầu của thai ở phía trên, phần dưới của cơ thể thai nhi (mông,chân...) nằm phía dưới thì đó là ngôi ngược chiếm tỉ lệ khoảng 3-4%. Thaiphụ thường có cảm nhận thai đạp ở phía dưới rốn. Ngôi ngược thường gặp ởnhững thai phụ có tử cung kém phát triển, tử cung hình trụ, dị dạng ở tửcung, các khối u vùng tiểu khung, do ít ối, dây rau ngắn...Ngôi ngược làngôi đẻ khó, có thể đẻ thường đường dưới được, tuy nhiên thai nhi dễ bị đedọa khi sổ đầu (dễ bị ngạt).

Hiện nay, việc mổ lấy thaicho ngôi ngược được áp dụng khá rộng rãi, đặc biệt là đối với những thai phụđẻ con lần đầu, thai phụ có tiền sử đẻ khó... Chỉ định mổ còn tuỳ thuộc vàotình trạng mẹ, tình trạng thai, phần phụ của thai khi chuyển dạ.

Thai nằm trong tử cung cótrục đầu - mông bắt chéo hay cắt ngang trục dọc của tử cung thì gọi là ngôingang. Trong ngôi ngang, đầu thai có thể nằm bên trái hoặc bên phải ngườimẹ, bụng mẹ thường bè ngang hoặc có hình tim, chiếm tỉ lệ 0,5 - 0,8%. Thườnggặp ở những thai phụ đẻ nhiều lần buồng tử cung rộng, có khối u ở tử cung,tử cung dị dạng...Ngôi ngang không thể đẻ thường được. Hiện nay thường chủđộng mổ lấy thai khi đủ tháng (trên 38 tuần).

Cho đến nay, chưa có mộtphương pháp hữu hiệu nào có thể giúp các thai phụ có thai ngôi ngược, ngôingang trở thành ngôi đầu được vậy nên các thai phụ không nên tin những kinhnghiệm truyền miệng như "trồng cây chuối thì thai sẽ xoay lại", hoặc "nằmchổng mông lên thì em bé sẽ quay đầu xuống"...lợi chưa thấy đâu mà có thểnguy hại đến thai nhi.

Biết được ngôi thai của mìnhtrước chuyển dạ là điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với các thaiphụ. Khám và quản lí thai, đặc biệt là 3 tháng cuối của thai kì sẽ giúp cácthai phụ xác định và biết được ngôi thai của mình. Các thai phụ sẽ được cácthầy thuốc sản phụ khoa tư vấn, hướng dẫn để có thể lựa chọn cho mình nơisinh đẻ an toàn và hợp lí nhất.

Trong thời gian chờ bé rađời, những việc quen thuộc và những lo toan cho gia đình càng ngày càng trởnên phức tạp hơn, cứ mỗi tuần trôi qua bà bầu lại thấy mình nặng nề hơn. Vàcho dù bạn có làm gì thì cũng phải đặt sự an toàn cho bản thân và thai nhilên hàng đầu.

Theo Me&be

 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.