Giải mã tiếng khóc của bé

Khóc là “ngôn ngữ” chính của trẻ trong thời gian đầu đời. Vì thế, người chăm sóc bé cần học để biết những gì bé muốn “phát biểu”. Điều này rất quan trọng với các cặp cha mẹ có con đầu lòng, bởi tiếng khóc của bé luôn là bài toán khó tìm lời giải, dễ khiến họ kiệt sức vì lo lắng… TIN LIÊN QUAN

Khóc là “ngôn ngữ” chính củatrẻ trong thời gian đầu đời. Vì thế, người chăm sóc bé cần học để biết nhữnggì bé muốn “phát biểu”. Điều này rất quan trọng với các cặp cha mẹ có conđầu lòng, bởi tiếng khóc của bé luôn là bài toán khó tìm lời giải, dễ khiếnhọ kiệt sức vì lo lắng…

Theo TS Lê Thị Thu Hà - BV TừDũ TP.HCM thì: “Những tháng đầu đời, bé đang thích nghi dần với đời sốngtự lập, sự thay đổi thời tiết, nhịp sinh học…, do đó tiếng khóc là phản ứngcủa bé với môi trường, chẳng hạn như bị lạnh, ướt… hoặc tình trạng sức khỏenhư đau bụng, mệt mỏi…” Tùy theo cách “lên giọng” trầm bổng mà cha mẹđoán biết bé muốn “trình bày” điều gì. Vì thế, khi tiếng khóc vào nhữngtháng đầu, âm thanh tròn, tiếng to khỏe thường là những báo hiệu về nhữngkhó chịu rất bình thường: đói, tã ướt, dơ… Dễ đoán nhất là tiếng khóc đòi ănvì tiếng khóc này thường xuất hiện sau khi bú từ một - ba tiếng. 

Theo không ít sách dạy nuôi con thì mỗi bữa ăn cách nhau ba tiếng, nhưng thực tế không phải như vậy, cóbé vừa ăn dứt miệng đã đòi. Vì thế, cần đáp ứng nhu cầu khi bé đói, nếukhông, bé sẽ khóc không ngưng nghỉ. Những người nuôi con bằng sữa mẹ chỉ cầnđưa bầu sữa vào miệng là bé nín khóc, bú ngon lành.

Giải mã tiếng khóc của bé

Khóc là “ngôn ngữ” chính của trẻ trong thời gian đầu đời

Cái khó thuộc về nuôi conbằng sữa bình, nếu rơi vào trường hợp này, chỉ cần dùng ngón tay sờ nhẹ vàomá bé, nếu bé hướng về phía ngón tay mà đòi nút thì hãy đi pha sữa ngay.Trong lúc pha sữa, cần trấn an bé bằng những lời dịu ngọt để bé biết nhu cầusắp được đáp ứng.

Nếu bé không đói nhưng vẫnkhóc, cần kiểm tra xem tã của bé có bị ướt không, có con gì trong nôi của béhay không hoặc người bé có vết gì không? Nếu bé khóc thét không ngừng, cầnxem bao tay của bé. Trong các bao tay bề trái thường có những cọng chỉ, đôikhi chúng “gây sự” siết ngón tay, làm đau bé. Xem xét cả mũi, tai của bé xemcó con gì chui vào hay không.

Khi lớn hơn một chút, bé cònkhóc rống lên khi buồn ngủ. Đã có khá nhiều ông bố bà mẹ quýnh quáng khônghiểu chuyện gì với con, ẵm bồng tìm kiếm một lúc thì “đương sự” ngủ ngonlành.

BS Nguyễn Ngọc Thông – Trungtâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP.HCM cho biết, bé khó ngủ, hay đổ mồ hôi,thức đêm lại hay khóc lóc, có thể là triệu chứng của thiếu canxi và sinh tốD, cần đưa đi phơi nắng mỗi sáng. Cũng triệu chứng này, nhưng dù đã phơinắng ban ngày, ban đêm bé vẫn thức, thỉnh thoảng khóc thì cần xem lại xem mẹcó đủ sữa cho bé hay không.

Chị Nguyên, nhân viên vănphòng, có con đầu lòng chia sẻ kinh nghiệm của mình: “Tôi cho con bú sữamẹ, tháng đầu lên cả ký lô, sang tháng thứ hai bé ngủ ngày thức đêm, khócnhưng tiếng khóc không tỏ vẻ đau đớn, chỉ như là rên rỉ. Thấy con lạ quá,tôi đưa đi bác sĩ nhưng không tìm ra bệnh. Bạn mẹ tôi đến thăm cả quyết làbé khóc vì đói. Tôi đã kiểm tra bằng cách sau khi cho con bú, tôi pha thêmmột bình 30ml sữa, bé bú xong không còn “kêu ca” than vãn nữa”.

Khóc dạ đề là ám chỉ cáctrường hợp khóc vào ban đêm kéo dài hàng tháng trời. Theo BS Nguyễn CôngViên –  Trung tâm Y khoa Quốc tế Alain Carpentier TP.HCM thì phần lớn trẻkhóc dai dẳng hoặc khóc có kèm nôn trớ (trào ngược dạ dày thực quản) là cóvấn đề về dạ dày, tiêu hóa. Có thể do bé bị dư acid hoặc dư hơi.

Vì vậy, ngay sau khi cho conbú, cần dựng bé lên vỗ lưng để cho bé ợ hết khí thừa trong dạ dày ra, hoặccho bé ngồi trên ghế gập người ra phía trước để bé ợ hơi. Trong trường hợpbé khóc không nín có kèm các biểu hiện khác thường thì nên đưa bé đến bệnhviện để được chẩn đoán nguyên nhân.

Điều cha mẹ cần làm khi nghetiếng khóc của con trẻ là bình tĩnh tìm nguyên nhân và nhẹ nhàng dỗ dành bé.

Theo Phương Nam
PNCN



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.