Giật mình khi con mắng mẹ là "đồ điên"

Sau một hồi quát nạt bắt bé Na lên giường đi ngủ, Hoài vào nhà vệ sinh đánh răng thì bỗng nghe con gái lẩm bẩm: "Mẹ là con điên!"

Sau một hồi quát nạt bắt béNa lên giường đi ngủ, Hoài vào nhà vệ sinh đánh răng thì bỗng nghe congái lẩm bẩm: "Mẹ là con điên!" 

Rất nhiều bà mẹ cứ chiều về làquát mắng con cái ầm ĩ như để giải tỏa những căng thẳng của cả ngày làm việc. Họcho rằng khi con làm sai thì quát mắng chúng cũng là cách dạy bảo, là điều đươngnhiên. Nhưng nhiều đứa trẻ trở nên hư chỉ vì sự cáu gắt thường xuyên của mẹ.

Còn bé đã ghét mẹ

Chị Hoài, 32 tuổi (Triều Khúc, Hà Nội) đang là trưởng phòng kinh doanh của mộtcông ty chứng khoán. Áp lực công việc khiến chị luôn căng thẳng, mệt mỏi. Hoàicảm thấy đứa con gái 5 tuổi gần đây có vẻ lạnh nhạt với mình. Nó không nũng nịuđòi mẹ chơi cùng nữa và hay cãi lại bằng những câu rất hỗn mỗi khi bị mắng.

Giật mình khi con mắng mẹ là "đồ điên"

Nhiều đứa trẻ trở nên hư chỉ vì sự cáu gắt thường xuyên của mẹ


Một tối, sau một hồi quát bé Na lên giường đi ngủ, Hoài vào nhà vệ sinh đánhrăng thì bỗng nghe cô con gái đang nằm trên giường lẩm bẩm: "Mẹ là con điên!"Lắng tai nghe, chị thấy bé Na lặp đi lặp lại câu này mấy lần. Bàng hoàng cảngười, Hoài chạy vội vào hỏi con vừa nói gì. Con bé chối, nhưng nhìn vẻ mặt giậndữ của mẹ, nó đành nhắc lại.

Đau và giận, Hoài vung tay tátcon rồi mắng nhiếc một tràng nữa: "Ôi giời ôi, tao đẻ mày ra, nuôi cho mày ănlớn đến từng này mà mày chửi tao thế này đây hả? Bố mày đâu sang mà xem con gáiông này. Mới từng này tuổi mà đã biết chửi mẹ là đồ điên, không biết lớn lên thìnó sẽ thế nào nữa".

Bé Na sợ hãi nem nép nhìn mẹ, mếu máo: "Tại mẹ cứ suốt ngày cáu với con thôi".Nghe thế, Hoài khựng lại. Đúng là một năm trở lại đây, từ khi lên chức, chịchẳng những không có thời gian chơi đùa, trò chuyện cùng con gái mà còn trởnên nóng tính, khó kiềm chế hơn.

Chỉ cần bé Na nghịch ngợm mộtchút là chị đã nổi đóa lên, mắng chửi thậm tệ khiến nó chỉ biết khóc. Ở công tylẫn ở nhà đều công việc lút đầu cho đến lúc đi ngủ nên Hoài không có thời giannhận ra sự thay đổi của mình và biết con gái đang rời xa mẹ.

Mong mẹ đừng về nhà…

Thanh Vân, 28 tuổi (Thanh Trì, HàNội) cũng chia sẻ về tình trạng tương tự giữa cô và cậu con trai bốn tuổi. Từngày chuyển sang làm kế toán cho một công ty xuất nhập khẩu đồ uống với mứclương cao, cô bận tối mắt với lượng việc khổng lồ nên luôn trong trạng thái "quátải" cả về thể chất lẫn tinh thần. 

Và nạn nhân thường xuyên phảihứng chịu những cơn "xả stress" của Vân chính là chồng và cậu con trai. ChồngVân vẫn bảo với con rằng cứ khi nào mẹ Vân về nhà là cả xóm nghe tiếng. Đó chínhlà tiếng cằn nhằn chồng và quát mắng con.

Có lần, Vân làm sai một chứng từ kế toán, bị sếp mắng, về đến nhà lại thấy bừabộn đủ thứ đồ chơi của cu Thắng nên rất bực dọc. Đến lúc gọi con đi tắm mà nóvẫn dán mắt vào cái TV, mẹ gọi đến lần thứ ba vẫn lờ đi thì Vân phát điên, cầmngay cái chổi vừa vụt lia lịa vào thằng bé vừa mắng sa sả. Thằng bé khóc toánglên nhưng vẫn cố "bật" lại: "Mẹ có thèm chơi với con đâu mà con chả suốt ngàyxem TV".

Lần khác khi đến lớp đón con, Vân nghe cu Thắng nói chuyện với một bạn: "Tớghét mẹ lắm, mẹ tớ về nhà chỉ để mắng tớ thôi. Tớ chỉ ước mẹ đừng về nữa".Vân đứng lặng và thấy đau nhói tận tâm can: "Mình vất vả, khổ sở cũng là đểlo cho con, thế mà giờ nó lại ghét mình". Nhưng cô cũng nhận ra mình đã sai.

Cần thay đổi từ cha mẹ

Giật mình khi con mắng mẹ là "đồ điên"



Cả Hoài và Vân khi nhận ra con trở nên hỗn lão, hay cãi mẹ và ghét mẹ thì đềukhổ tâm và hoảng sợ. Họ lúng túng không biết giải quyết vấn đề này như thế nào.

Theo chuyên gia tâm lý Thu Vân, Đường dây tư vấn 1080, những tình huống như vậyhiện không hề hiếm. Những bà mẹ bị stress vì áp lực công việc bao giờ cũng kémkiềm chế, dễ nổi cáu. Con chỉ gây một lỗi rất nhỏ mà vẫn bị quát mắng hoặc trừngphạt nặng nề. Điều này ảnh hưởng rất xấu đến tâm lý trẻ, đặc biệt là lứa tuổinhi đồng. Hậu quả này có thể kéo dài trong suốt cuộc đời đứa trẻ. 

Bị mắng mỏ liên tục, đứa trẻsẽ trở nên trơ lỳ, không sợ, bất cần. Dần dần, nó sẽ cảm thấy không còn tôntrọng, yêu quý mẹ và chắc chắn sẽ có phản ứng cãi lại. Lúc đó, bà mẹ sẽ cho rằngcon mình hỗn láo và tiếp tục "phồng mang trợn mắt" khiến tình hình càng tệ hơn.

Bà Thu Vân cho rằng, muốn cải thiện con thì trước tiên và quan trọng nhất là cácbà mẹ phải thay đổi chính mình. Như hai bà mẹ ở trên, chính họ cũng nhận thứcđược rằng phản ứng tiêu cực của đứa con (mà họ cho là hư) bắt nguồn từ cách cưxử của họ. Nhiều bà mẹ thừa nhận là nhiều khi quát con xong, bình tĩnh lại mớithấy có thể giải quyết bằng nhiều cách tốt hơn.

Không phải cứ mắng mỏ, quát nạt thật nhiều thì trẻ sẽ nghe lời. Nếu chúng có làmtheo cũng chỉ do bị ép buộc với tâm lý rất ức chế. Nhiều khi càng bị mắng,trẻ càng chống đối, cố tình làm ngược lại. Đặc biệt, trẻ rất nhạy cảm và dễ phảnứng với những lời nói xúc phạm của người lớn. Vì thế ngay cả khi nóng giận, chamẹ cũng nên cố giữ tỉnh táo để không dùng những từ ngữ nhục mạ con. Không cócách nào khác là bạn phải cố không trút stress do công việc lên đầu con cái.

Câu chuyện của chị Thục (Kim Giang, Hà Nội) có thể giúp các ông bố bà mẹ có hoàncảnh tương tự tham khảo. Thục cũng đau đầu một thời gian dài vì cậu con traibướng bỉnh. Cu Tuấn học lớp hai, rất ương bướng. Trước đây mỗi khi bị mẹ mắng,cu cậu tỏ ra sợ sệt, khóc thút thít, còn bây giờ chẳng tỏ thái độ gì, cứ đứngtrân trân, phạt kiểu gì cũng chấp nhận. Mẹ bắt xin lỗi nó cũng ngậm miệng, khôngthèm nói nửa lời.

Càng ngày cu Tuấn càng lầm lì, ítnói, nhưng có những lúc cãi lại mẹ rất hỗn. Ở lớp, nó rất hay đánh nhau và rấtcục tính, dễ nổi cáu vô cớ. Có lần một bạn quay xuống miệng hỏi mượn, tay cầmluôn cái thước kẻ của Tuấn. Cu cậu giật phắt ngay lại và gõ liền mấy cái rấtmạnh lên đầu bạn...

Thời gian đó, Thục thấy bất lực với con. Nhưng chị cũng nhận ra một điều là lỗitại mình mắng mỏ con quá nhiều. Chị vạch ra một "chiến dịch" cấp tốc để cứu vãntình hình. Thục chuyển sang công việc ít căng thẳng và đỡ bận bịu hơn để luôn cótâm trạng thoải mái và nhất là thời gian về nhà gần gũi, học và chơi cùng con.Phải mất gần hai năm cực kỳ kiên nhẫn, Thục mới dần lấy lại được tình cảm yêumến của cậu con trai và giúp con vui vẻ trở lại.

Theo Nam Thi
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.