Giữ lời hứa với trẻ

Khi đã hứa với con trẻ điều gì, cha mẹ nên cố gắng thực hiện lời hứa của mình để khiến trẻ luôn cảm thấy vững chãi, tin cậy vào cha mẹ đồng thời giúp trẻ hình thành thói quen giữ lời hứa sau này.

Khi đã hứa với con trẻ điềugì, cha mẹ nên cố gắng thực hiện lời hứa của mình để khiến trẻ luôn cảm thấyvững chãi, tin cậy vào cha mẹ đồng thời giúp trẻ hình thành thói quen giữlời hứa sau này.

Hơn 10g đêm ngày Chủ nhật, béNhi 6 tuổi đột nhiên gào toáng lên làm náo động cả nhà: “Mẹ hứa cho conđi sở thú bao nhiêu lần rồi mà không giữ lời hu hu... Mẹ nói xạo hoài… Conghét mẹ lắm” làm chị Lan cả ngày lo tất bật cúng giỗ mệt nhoài càng thêmbực dọc.

Dỗ thế nào bé cũng không chịu nín, còn nằm lăn xuống đất ăn vạ, chịLan điên tiết phát cho bé mấy cái vào đít rõ đau, bắt bé lên giường ngủ...Nhìn con nằm quay mặt vào tường thút thít khóc, chị Lan cảm thấy áy náy vàgiận mình. Quả thực chị đã hứa cho bé đi sở thú nhiều lần nhưng chưa thựchiện được vì công việc quá bận.

Không ít bậc cha mẹ lâm vàotình huống như chị Lan, đã hứa với con điều gì đó nhưng lại không thực hiệnđược vì một số lý do khách quan có, chủ quan có khiến bé thất vọng và tổnthương. Để tránh rơi vào hoàn cảnh trên, những lời khuyên dưới đây sẽ hữuích cho các bậc cha mẹ.

Giữ lời hứa với trẻ

Cha mẹ nên thu xếp thời gian để thực hiện lời hứa với con cái

Tại sao cần giữ lời hứavới trẻ?

Lời hứa của cha mẹ luôn đượctrẻ ghi nhớ và mong mỏi được thực hiện. Khi cha mẹ thất hứa, trẻ sẽ cảm thấythất vọng và đau buồn. Đối với một số trẻ yếu đuối hay trầm tính, việc thấthứa của cha mẹ sẽ khiến trẻ cảm thấy tổn thương vô cùng và khó xoa dịu.

Khi cha mẹ và người xungquanh nhất quán, luôn giữ lời mình đã hứa với trẻ, trẻ sẽ luôn cảm thấy antoàn và thoải mái trong môi trường sống của mình. Điều này quan trọng trongquá trình phát triển và hình thành nhân cách của trẻ.

Phần lớn trẻ em học hỏi lànhờ vào việc “bắt chước” những người xung quanh trong đó quan trọng là ngườigần gũi với bé như cha mẹ. Cha mẹ luôn được trẻ xem là hình mẫu cho mọi hànhđộng. Nếu cha mẹ luôn giữ lời hứa và trung thực thì trẻ cũng sẽ học được tầmquan trọng và giá trị của việc thực hiện một cam kết và dần định hình nhâncách trung thực, giữ lời đã hứa khi lớn lên.

Do vậy, để đảm bảo khả năngthực hiện lời hứa với trẻ, trước khi hứa điều gì đó, cha mẹ cần chắc chắnkhả năng thực hiện và cố gắng giữ lời hứa để có được sự tôn trọng, an tâm vàtin cậy nơi trẻ.

Làm gì khi không thể giữlời hứa với con?

Phần lớn trẻ em rất dễ xoadịu và sớm vượt qua khỏi nỗi thất vọng gây ra do cha mẹ không giữ lời hứavới chúng nhưng cho dù vậy, việc thất hứa chỉ nên diễn ra khi gặp trường hợpbất khả kháng chứ không nên lặp đi lặp lại.

Gặp tình huống không thể thựchiện lời hứa với trẻ, cha mẹ nên trung thực và công khai xin lỗi trẻ đồngthời giải thích lý do tại sao cha mẹ không thể thực hiện lời hứa với chúng.

Nếu việc thất hứa thườngxuyên diễn ra, tốt nhất cha mẹ nên xem lại cách thu xếp thời gian của mìnhvà xem lại lời hứa với trẻ có được đưa ra trong lúc cao hứng và tùy tiện haykhông.

Không nên “hứa đại”, “hứacho xong”

Một số phụ huynh “hứa đại”với con chỉ vì muốn được “yên thân” do chúng vòi vĩnh quá mức khiến cha mẹmệt mỏi. Một số phụ huynh khác lại “hứa cho xong” để trẻ chấm dứt hành vitiêu cực như khóc lóc, giận dữ, thất vọng, buồn rầu, ném đồ đạc, nản chí,thiếu kiên nhẫn... Lời hứa của cha mẹ lúc này được xem như “hành vi hối lộ”trẻ để trẻ chấm dứt hành vi tiêu cực. Điều này là cực kỳ nghiêm trọng, cóthể phản tác dụng trong việc nuôi dạy trẻ vì khuyến khích chúng làm điềukhông tốt. Do vậy, cha mẹ không nên hứa để xoa dịu con trẻ khi chúng khôngngoan.

Ngược lại, cha mẹ nên hứa vàthực hiện lời hứa với trẻ khi chúng ngoan ngoãn, làm việc tốt, có thành tíchtốt… Lời hứa lúc này là một phần thưởng cho trẻ, giúp trẻ nỗ lực hơn để dànhđược phần thưởng mà chúng mong đợi.

Một số lưu ý khác cho cha mẹ:

Khi không thể thực hiện lời hứa cũ, cố gắng giải thích với trẻ và đưa ra lời hứa mới (cần chắc chắn thực hiện).

Không bào chữa khi không thực hiện lời hứa với trẻ mà hãy thẳng thắn thừa nhận.

Nhớ lại cảm giác bạn đã thất vọng như thế nào (nhất là khi còn nhỏ) khi ai đó không thực hiện đúng lời hứa với mình.

Rà soát lại việc thực hiện lời hứa của mình với con trẻ đồng thời cải thiện việc đưa ra và giữ lời hứa giữa các thành viên trong gia đình.

Theo Thy An
Giữ lời hứa với trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.