Giúp con vượt stress mùa thi

Áp lực học hành của học trò là chuyện "biết rồi, khổ lắm, nói mãi". Số học sinh (HS) trầm cảm hoặc rối loạn tâm thần do học hành thi cử trải đều trong năm,  đặc biệt tập trung trước và sau những đợt cao điểm của mùa thi.

Áp lực học hành của học tròlà chuyện "biết rồi, khổ lắm, nói mãi". Số học sinh (HS) trầm cảm hoặc rốiloạn tâm thần do học hành thi cử trải đều trong năm,  đặc biệt tập trungtrước và sau những đợt cao điểm của mùa thi.

Trường hợp nhảy lầu của một HSlớp 9 mới đây được cho là có liên quan đến kết quả học hành sa sút lại dấy lênnỗi lo về thực trạng rối loạn tâm thần vì thi cử, học hành.

Tâm thần vì học hành

Sáng 8/4, có mặt tại khu vực khámbệnh của Bệnh viện (BV) Tâm thần TP.HCM, chúng tôi gặp một gia đình đưa con đếnkhám. Đang chờ đợi bỗng cô bé bật khóc khiến người mẹ hốt hoảng. Một lúc sau emmới chịu nín, nhưng gương mặt vẫn lộ rõ vẻ thảng thốt.

Chị Nguyễn Thị V. (nhà ởTiền Giang) - mẹ cô bé - rơm rớm nước mắt : "Cháu đanghọc lớp 12. Từ trước tới nay, năm nào cháu cũng đạt danh hiệu HS khá giỏi. Nămnay, muốn con thi vào ĐH Kinh tế TP.HCM nên vợ chồng tôi động viên con ráng họchết sức. Mới chừng hai tuần nay, cháu không chịu học hành, lúc nào cũng ngơ ngơngác ngác. Có lần, nửa đêm đang ngủ nó bật dậy ngồi nói lảm nhảm rồi khóc hu hu.Lần khác nó đã giận dữ xé nát sách vì không giải được bài tập".

Một trường hợp khác khá hy hữu.H.T.H.A. - là HS giỏi của một trường THCS nổi tiếng TP.HCM. Nhưng thời gian gầnđây, chị T.A., mẹ H.A. bắt đầu lo ngại khi thấy con trở nên trầm lặng, hay buồnvà liên tục hỏi mẹ về những câu chuyện liên quan đến cái chết. Đến phòng khámtrẻ em, BV Tâm thần TP.HCM, chị mới hiểu sự kỳ vọng của gia đình về chuyện họchành, thi cử  của con vô tình đã đặt lên vai trẻ một áp lực nặng nề.

Giúp con vượt stress mùa thi

Áp lực học hành của học trò là chuyện "biết rồi, khổ lắm, nói mãi"

Qua các bác sĩ, chị T.A. mới biếtcon rất có ý thức về việc học hành nên cháu tranh thủ học ngày học đêm. Lúc nàocháu cũng lo thua kém bạn bè, sợ ba mẹ trách mắng vì bị điểm thấp, sợ không vàođược trường điểm... Căng thẳng, mệt mỏi khiến khả năng tập trung và trí nhớ củacháu sa sút. Kết quả học tập sút kém càng khiến cháu căng thẳng và bị áp lực...Lúng túng trong cái vòng lẩn quẩn, H.A. bỗng nghĩ đến cái chết vì thấy mình làđứa bất tài, vô dụng, không làm cha mẹ hài lòng.

BS Phạm Quỳnh Diệp, Trưởng phòngkhám trẻ em (BV Tâm thần TP.HCM), cho biết: "Trong số trẻ đến phòng khám, khoảng10% đến 15% em có những biểu hiện rối loạn tâm thần có liên quan đến áp lực họchành thi cử. Tuy nhiên, con số này chưa phản ánh đúng thực tế do không phải tấtcả trẻ có vấn đề đều được cha mẹ đưa đến đây. Do tâm lý ngại đến BV Tâm thần,phụ huynh chỉ đưa trẻ đến phòng khám sau khi đã đến nhiều nơi khác không có kếtquả. Vì vậy, hầu hết trẻ được đưa đến đây đều đã ở giai đoạn khá trầm trọng. Bêncạnh đó, một số phụ huynh cũng chưa thật sự quan tâm đến những biểu hiện bấtthường của con".

Thống kê của tổng đài Kỹ năngsống cũng cho thấy, số ca tư vấn cho HS vào mùa thi luôn tăng đột biến. Nhữngtâm sự của các em chỉ xoay quanh chuyện áp lực học hành, thi cử từ nhà trường vàgia đình.

Không có thuốc cải thiện trínhớ

Nỗi lo con cái căng thẳng trongmùa thi đã khiến không ít phụ huynh phạm sai lầm khi cho con sử dụng thuốc tăngcường trí nhớ. Tại nhà thuốc Hồng Phúc (Q.10, TP.HCM), chúng tôi chứng kiếnnhiều phụ huynh tìm mua thuốc giúp con ôn thi tốt.

Chị Trần Thị H., cho biết:"Tôi tìm mua loại thuốc G. cho đứa con gái đang ôn thiđại học. Nhà thuốc nào cũng nói mới bán hết. Chắc gần tới mùa thi nên ai cũngmua thuốc này cho con vì giá mềm". Cạnh đó, chị Huỳnh Ph. đang lúng túng trướcba loại thuốc đều có công dụng tăng cường trí nhớ do người bán giới thiệu. Chịcho biết: "Năm nay hai đứa con tôi đều học cuối cấp. Đứa lớn thi đại học, đứanhỏ thi vào lớp 10. Các cháu than học bài không vô, không nhớ nổi bài. Nghe nóicác nhà thuốc Tây có loại thuốc giúp HS tăng cường trí nhớ và khả năng tập trungnên tôi cũng muốn cho cháu thử. Tới đây mới thấy nhiều thuốc quá, không biếtchọn loại nào".

Quả thật, khi tìm hiểu vềcác loại thuốc này, chúng tôi cũng như bị lạc vào mê hồn trận bởi có đến hàngchục loại khác nhau và cách tư vấn dùng thuốc cũng mỗi nơi mỗi kiểu. Tại nhàthuốc Ecco (Q.3, TP.HCM), người bán khuyên nên mua Tanakan và Berocca. Đã thamkhảo trước ý kiến của một số BS, tôi hỏi: "Tanakan hình như là thuốc điều trịchứng suy giảm trí năng, bệnh lý của người lớn tuổi?". Cô bán hàng trả lờikhông chút đắn đo: "Dùng cho HS cũng không sao, vìthuốc có tác dụng giúp tăng cường trí nhớ".

Tại nhà thuốc Hải Hà (Q.10,TP.HCM), người bán hàng lại giới thiệu thuốc Arcalion và Nootropyl. Công dụngđầu tiên ghi trong tờ hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt là giúp cải thiện trínhớ có dấu hiệu sa sút. Một số nhà thuốc Tây khác còn giới thiệu thêm một loạithuốc có công dụng được ghi ở tờ hướng dẫn sử dụng: giúp tăng cường trí nhớ, làmđẹp da! 

BS Nguyễn Tường Vũ - chuyên khoangoại thần kinh, BV Chợ Rẫy, cho rằng: Chưa có thí nghiệm khoa học nào chứngminh có một loại thuốc tạo ra trí thông minh, tăng cường trí nhớ đối với ngườibình thường. Trí nhớ một phần là khả năng bẩm sinh, một phần phải do luyện tập.Do vậy, thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ tạm thời, không có tác dụng như thần dượcgiúp tăng cường trí nhớ và cũng không được phép lạm dụng.

Việc sử dụng thuốc vô tội vạ,không theo chỉ dẫn của bác sĩ còn có thể gây hại cho HS và là nguyên nhân gây ranhững triệu chứng mau quên, buồn ngủ. Một số loại thuốc bổ thần kinh nếu dùnglâu ngày có thể gây rối loại hành vi, hoang tưởng, suy gan, suy thận, cơ thể bịsuy kiệt...

Giảm áp lực = giảm stress

BS Trịnh Tất Thắng,  GĐ BVTâm thần TP.HCM, khuyên: "Để tránh áp lực mùa thi, HScần được cha mẹ hướng dẫn để có thời gian học tập và nghỉ ngơi khoa học. Việchọc nên được chia đều, trẻ cần nắm vững kiến thức ngay sau mỗi buổi học, tóm tắtnhững điểm cần nhớ để dễ ôn và thường xuyên có kế hoạch ôn bài định kỳ hằngtuần, hằng tháng. Không dồn đến sát ngày thi mới bắt đầu cuống cuồng học ngàyhọc đêm, vì cách học này vừa kém hiệu quả, vừa dễ gây áp lực khiến trẻ mệt mỏi,khó tiếp thu, khó nhớ bài... Trẻ sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn, càng học càng quên,lại càng stress và bị trầm cảm, kiệt quệ".

BS Phạm Quỳnh Diệp cho biếtthêm: "Cha mẹ phải đánh giá đúng thực lực của con đểđộng viên khuyến khích con học tập chứ không nên ép buộc, tạo áp lực. Cần đặcbiệt chú ý đến những trẻ có học lực khá giỏi bỗng trở nên cáu gắt, khó tậptrung, học hành sa sút. Khoan vội trách mắng trẻ lười biếng, ham chơi mà nên xemlại giờ giấc học tập, nghỉ ngơi của trẻ. Nếu đã thực hiện điều chỉnh giờ giấcsinh hoạt, học tập nhưng tình hình vẫn không cải thiện thì nên sớm đưa trẻ đếngặp bác sĩ chuyên khoa".

Theo Thảo Vân
Giúp con vượt stress mùa thi



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.