Giúp trẻ "tái hòa nhập" sau bệnh tật

Đứa trẻ bị bệnh tay chân miệng nhẹ, được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà. 14 ngày, bệnh khỏi, các vết phồng nước đã lành từ lâu, nhưng mỗi khi bà mẹ trẻ dẫn con ra chơi thì mấy đứa trẻ cùng xóm, vốn nhận “mật lệnh” của bố mẹ từ trước, đồng loạt lảng đi.

Đứa trẻ bị bệnh tay chânmiệng nhẹ, được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà. 14 ngày, bệnh khỏi, cácvết phồng nước đã lành từ lâu, nhưng mỗi khi bà mẹ trẻ dẫn con ra chơi thìmấy đứa trẻ cùng xóm, vốn nhận “mật lệnh” của bố mẹ từ trước, đồng loạt lảngđi.

Chị có hỏi bác sĩ và biết thời gian cách ly cần thiết là 10 ngày. Con chị đã khỏi bệnh có xác nhận củabác sĩ và qua thời gian “giữ cự ly”, nhưng chị không biết làm sao phân trầnvới hàng xóm để họ "xóa án" giúp con chị “tái hòa nhập cộng đồng”, vui chơivới chúng bạn sau nhiều ngày tù túng.

Nhiều đứa trẻ mắc những bệnhlây khác như thủy đậu, sởi, quai bị... cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Cótrường hợp trẻ nghỉ học ở nhà tịnh dưỡng, lúc khỏi bệnh trở lại trường cònbị những phụ huynh khác khiếu nại. Trí não ngơ ngác của đứa trẻ khó giảithích vì sao mình bị đám bằng hữu nối khố ngày nào xa lánh và những đứa trẻ“bỏ bạn trong cơn hoạn nạn” vì tuân lời người lớn chứ cũng chẳng hiểu mô têgì.

Giúp trẻ "tái hòa nhập" sau bệnh tật

Đứa bé khỏi bệnh không biết khi nào mới lấy lại được “tư cách công dân” khỏe mạnh để chơi đùa như xưa

Không thể trách, các vị thânsinh phải bảo vệ con cái họ và vì bởi không phải ai cũng nắm tường tậnphương thức lây bệnh, cách nhận biết dấu hiệu khỏi bệnh, thời gian lây nhiễmvà cách ly cụ thể của nhiều căn bệnh. Một khi không chắc cái gì thì việcngười ta có tâm lý phòng xa, trừ hao là thường tình.

Tuy vài bệnh nhiễm có thờigian lây nhiễm dài, cả trước và sau khi bệnh khỏi, nhưng đó là con số hữuhạn, nghĩa là thời gian cách ly cũng có vạch khởi đầu và đích đến (phần lớnbệnh lây đang “thịnh hành” có thời gian cách ly trung bình 7-10 ngày).

Thật ra động thái phòng xaquá tay trên có căn nguyên từ chuỗi “hoang mang” của nhiều bậc bố mẹ trướctình hình dịch bệnh dập dồn. Vài đốm đỏ xuất hiện trên da một đứa trẻ có thểcùng lúc mang vài ba “khai sinh” đáng sợ, từ sốt xuất huyết, tay chân miệng,đến sởi, thủy đậu... Từ sự nhập nhoạng này mà vừa thấy mấy nốt đỏ muỗi cắntrên người thằng bé hàng xóm, nhiều ông bố bà mẹ đã lôi tuột con mình vàonhà, hạ hồi phân giải.

Thật ra, lật ngược vấn đề, cókhi chính bà mẹ trẻ trên lại có lỗi vì vi phạm thời gian cách ly của conmình. Một số phụ huynh có con bệnh vì không biết, vì coi thường, vì xót conbị nhốt trong nhà túng bức nên chưa hết thời gian “tạm giữ” đã đưa bệnh nhira ngoài (trẻ đi học thường được cho nghỉ ốm ở nhà), vô tình đưa đám bạncùng xóm vào thế nguy.

Dù thế nào người thiệt thòivẫn là những đứa trẻ. Thằng bé khỏi bệnh không biết khi nào mới lấy lại được“tư cách công dân” khỏe mạnh để chơi đùa như xưa. Mấy cô cậu lỡ bá vai cặpcổ bạn bị bệnh có cơ nguy trở thành bệnh nhi kế tiếp. Tội cho đứa bé bị“cách ly” quá  hạn mà cũng tội cho những đứa trẻ chơi bạn rồi bị bạn lây.

Với bệnh tật, sự thiếu chắcchắn dù dưới hình thức nào: phớt lờ, làm ẩu hay cả lo, phóng đại đều khôngnên. Có lẽ phải nhờ đến sự giúp sức của các phương tiện truyền thông và sâusát của cấp y tế cơ sở  thì những lúng túng, mập mờ, đại khái về những chitiết sát sườn của bệnh tật nói chung và bệnh truyền nhiễm nói riêng, của cácbậc phụ huynh mới có cơ hội giải tỏa.

Theo BS Đỗ Minh Tuấn
Giúp trẻ "tái hòa nhập" sau bệnh tật



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.