Giúp trẻ vượt qua biến cố

Tuổi thơ được coi là giai đoạn đẹp nhất của đời người.

Tuổithơ được coi là giai đoạn đẹp nhất của đời người.

Đượcyêu thương, được nâng niu chăm sóc, nhưng trẻ em vẫn có thể phải đốidiện với những biến cố trong cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày. Vớingười lớn, vượt qua những biến cố đã không hề dễ dàng, với trẻ emđiều này lại càng khó.

Trẻ rơi vào trầmcảm

Giúp trẻ vượt qua biến cố

Trẻ em rất dễ rơi vào trầm cảm

Emtrai M.N. (chín tuổi) lúc nào cũng buồn bã, sức học kém dần vàthường xuyên đến lớp trong trạng thái mệt mỏi. Vốn là một học sinh(HS) năng động, hoạt bát, gần đây, M.N. không tham gia hoạt động nàocủa lớp, không muốn giao tiếp với ai. Cuối cùng, chính cô giáo làngười gửi em đến chuyên viên tư vấn tâm lý (CVTVTL) học đường.

Qua trò chuyện, CVTLphát hiện M.N. bị sốc nặng sau cái chết bất ngờ của ông nội. Dù đượcmẹ giải thích con người ai cũng phải già và mất đi… nhưng M.N. vẫncứ buồn, khóc mãi khiến mẹ nổi giận và cấm “con trai không đượckhóc nhè. Khóc nhè là rất đáng xấu hổ”. Sợ mẹ la, M.N. chỉ dámkhóc thầm. Ba tháng sau ngày ông mất, M.N. rơi vào trạng thái trầmcảm nặng, thường xuyên gặp ác mộng và dễ nổi giận, cáu kỉnh vớimọi người.

CònH.N.C. (12 tuổi) lại có những biểu hiện TL bất thường như khôngthích giao tiếp với bạn bè, hay gây hấn và thường xuyên có thái độphản ứng thầy cô. Điều mà trước đây một  HS giỏi nhiều năm liềnnhư C. chưa từng mắc phải. Cha mẹ C. vô cùng ngạc nhiên khi đượcnhà trường mời lên làm việc vì những lý do trên. Họ càng hốt hoảngkhi nhận được lá thư C. gửi cho mẹ, thể hiện thái độ chán ghét cuộcđời, oán hận cha mẹ và nói nhiều đến cái chết. Tại phòng khám sànglọc, tư vấn dự phòng và điều trị rối nhiễu tâm trí của bà mẹ và trẻem Tuna (thuộc Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Phát triển cộng đồng),C. thú nhận, nguyên nhân sự thay đổi của em bắt nguồn từ cuộc hônnhân đổ vỡ của cha mẹ.

Cha mẹ ly hôn, C. ởvới mẹ. Nghĩ con đã lớn, đủ để hiểu mọi vấn đề của cuộc sống nên chamẹ C. chỉ giải thích đơn giản rằng cha mẹ không hòa hợp nên chiatay…. “Có lẽ do lúc đó người mẹ cũng quá căng thẳng và đau buồnnên không còn thời gian trò chuyện với con. Đã vậy, chị còn giữ conở nhà, không cho con đi chơi với bạn bè hoặc tham gia các hoạt độngxã hội, lúc nào cũng chỉ học và học. Vừa trải qua biến cố lớn, ảnhhưởng TL nặng nề mà không có người an ủi, chia sẻ, C. rơi vào tìnhtrạng rối loạn TL” - TS Lã Thị Bưởi, Trưởng phòng khám Tuna chobiết.

Cũngtheo TS Bưởi: bên cạnh những biến cố trong gia đình, phòng khám Tunacũng tiếp nhận không ít trẻ có vấn đề TL vì phải thay đổi môi trườngsống, môi trường học hành một cách đột ngột. Lên lớp 10, P. (16tuổi) không đủ điểm vào học chung trường có đông bạn bè thời cấp IInên cảm thấy rất bơ vơ ở trường mới. Không thể thích nghi với môitrường, P. càng khó kết bạn với những người em cho là xa lạ.Chưa hết stress vì chuyện trường lớp, M.P. tiếp tục “sốc” khi bị cácbạn cùng lớp trêu chọc vì cách ăn mặc hơi khác người. Cha mẹ P. bậnrộn với công việc, không mấy quan tâm đến con, cho đến một ngày, P.uống nguyên cả vỉ thuốc paracetamol để kết thúc cuộc đời…

Từng điều trị khánhiều trường hợp rối loạn tâm thần ở trẻ em, chuyên viên TL TrươngQuốc Cường (Khoa Tâm lý - BV Nhi Đồng II TP.HCM) cho biết: “Trẻở mọi độ tuổi đều có thể phải đối mặt với các biến cố như: gia đìnhly tán, mất mát người thân, nhà có thêm em bé, thay đổi môi trườngsống, bị lạm dụng tình dục, bạo lực học đường… Thậm chí có nhữngđiều mà người lớn cho là bình thường nhưng với trẻ lại là bất bìnhthường và nếu không được nâng đỡ tinh thần, trẻ sẽ khó vượt qua.Ngay như việc dậy thì, với không ít trẻ, cũng là một biến cố lớn vìnhững thay đổi về tâm sinh lý, hình dáng cơ thể, khiến trẻ khônghiểu, thậm chí không chấp nhận bản thân mình và rơi vào trầm cảm".

Vai trò của cha mẹ

Giúp trẻ vượt qua biến cố

Vai trò của cha mẹ trong việc giúp con vượt qua biến cố rất quan trọng

Ngườilớn, khi gặp biến cố cũng dễ rơi vào trạng thái trầm cảm và không dễdàng vượt qua nếu không có sự can thiệp của các chuyên viên, bác sĩ(BS) TL. Sự trầm cảm này với trẻ em càng nặng nề do trẻ chưa đủ kinhnghiệm sống, bản lĩnh và  khả năng thích ứng, đối phó với những biếncố xảy ra trong cuộc sống.

Vì thế, vai trò củacha mẹ trong việc giúp con vượt qua biến cố rất quan trọng. Theo cácBS TL, đó là trạng thái TL rối loạn thích ứng trước những thay đổiđột ngột của cuộc sống.

CVTLQuốc Cường cho biết, sự rối loạn thích ứng sẽ khiến trẻ có những cảmxúc, hành vi  khác thường, thậm chí có những thay đổi hoàn toàn kháctrong ứng xử, hành vi và cảm xúc. Tùy theo mức độ và lứa tuổi, trẻbị rối loạn thích ứng sẽ có các biểu hiện: buồn bã, không thích giaotiếp, căng thẳng, hay cáu gắt, giận dữ. Ở trẻ nhỏ có thể có thêmnhững biểu hiện khác như khóc nhiều, khó ngủ, mơ thấy ác mộng… Trẻlớn hơn sẽ trở nên bướng bỉnh, khó bảo, không thích sống theo quy củ,nền nếp, chán học, đánh bạn… Cá biệt, Khoa Tâm lý BV Nhi Đồng II đãtừng can thiệp cho một trường hợp trẻ trầm cảm sau khi gia đình xảyra biến cố: trẻ không bao giờ có cảm giác no khi ăn. Từ một trẻbình thường, bé bị béo phì chỉ trong hai tháng.

 

Nhiều BS thần kinh vàchuyên gia TL khẳng định: Trẻ gặp biến cố, dù nhỏ nhưng nếu khôngđược quan tâm, hỗ trợ, nâng đỡ tinh thần kịp thời, cũng dễ rơi vàotrạng thái rối loạn TL và dẫn đến trầm cảm. Nguy cơ tự tử rất caovới những trẻ bị trầm cảm kéo dài.

Việc giải thíchnhững biến cố cho trẻ, theo các chuyên gia TL cũng không thể qualoa, lấy lệ hoặc giải thích theo suy nghĩ, cảm nhận của người lớn.Cha mẹ cần tìm cách giải thích đơn giản, dễ hiểu phù hợp với trẻ.

Mỗi trẻ là một cá thểkhác nhau và không ai có thể hiểu con bằng chính cha mẹ. Cũng nhưngười lớn, sức chịu đựng và ứng phó của mỗi trẻ tùy thuộc vào thểchất, cảm xúc, sức chịu đựng của trẻ. Do vậy, cha mẹ cần có thờigian gần gũi và hiểu cá tính, TL, cảm xúc của con để có những canthiệp, hỗ trợ kịp thời và thích hợp khi trẻ phải đối mặt với biếncố.

Theo TS Lã Thị Bưởi:“Ngoài việc dành nhiều thời gian trò chuyện, an ủi con, cha mẹ cóthể phối hợp thêm với các CVTL để tư vấn và hỗ trợ cho trẻ. Cha mẹcần cho trẻ niềm tin vào cuộc sống, giúp con cảm nhận được sự gầngũi, quan tâm của cha mẹ, cho dù có bất kỳ biến cố nào xảy ra. Bêncạnh đó, cha mẹ cũng cần hướng con đến những hoạt động thể chất lànhmạnh, tham gia sinh hoạt đội nhóm, sinh hoạt cộng đồng để trẻ cóthêm nhiều thời gian giao tiếp với bạn bè, giải tỏa căng thẳng, lấylại thăng bằng trong cuộc sống”.

Theo Thảo Vân
Phụ nữ Online



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.