Hạnh phúc cỡ nào rồi thì vợ chồng có lúc cãi nhau vì tiền bạc, khi đó bạn hãy giải quyết thế này...

Nếu các cặp đôi không nhận ra điều này thì họ sẽ phải chịu nhiều thiệt hại hơn những gì khủng hoảng tiền bạc mang lại.

Nếu các cặp đôi không nhận ra điều này thì họ sẽ phải chịu nhiều thiệt hại hơn những gì khủng hoảng tiền bạc mang lại.

Mất việc, bị lừa tiền, vướng vào các vấn đề pháp luật hay những khoản nợ tín dụng... đang làm bạn phải đau đầu? Tất cả những thứ ấy dồn vào cùng một lúc khiến bạn không thể xoay xở được, bạn nhận ra cuộc sống đầy rẫy những thất vọng, chán chường và những bất ngờ không đáng mong đợi. Vậy bạn cần làm gì để vượt qua chúng?

"10% là những gì xảy ra và 90% là cách bạn phản ứng". Hãy nhớ đến câu nói này khi gia đình bạn gặp phải những khủng hoảng tiền bạc "nỗi lo sợ càng ít thì khủng hoảng càng mau qua". Nếu các cặp đôi không nhận ra điều này thì họ sẽ phải chịu nhiều thiệt hại hơn những gì khủng hoảng tài chính mang lại.

Dưới đây là 12 cách gia đình bạn nên áp dụng khi gặp những vấn đề tiền bạc

1. Nói chuyện với nhau một cách thẳng thắn, cởi mở và đặt ra mục tiêu chung

Hạnh phúc cỡ nào rồi thì vợ chồng có lúc cãi nhau vì tiền bạc, khi đó bạn hãy giải quyết thế này... - Ảnh 1.

Khi gặp những vấn đề liên quan đến tài chính, bạn thường bối rối với những câu hỏi khác nhau. Chúng ta sẽ phải làm gì bây giờ? Làm thế nào để trả được hết các hóa đơn? Nếu điều đó xảy ra thì sẽ như thế nào? Nếu mớ câu hỏi này khiến đầu bạn muốn nổ tung, hãy đối diện với đối phương và nói chuyện một cách thẳng thắn, quyết định xem hướng đi nào là tốt nhất cho cả hai kiên trì đi theo hướng đó, đừng để người mình yêu phải giải quyết khó khăn một mình.

2. Ưu tiên cho những lợi ích chung bằng cách hỏi: "Điều gì là quan trọng nhất đối với cả hai?"

Những thứ mà cả hai cho rằng quan trọng nhất, những ai mà bạn cần ở bên, điều gì mất đi thì sẽ tồi tệ hơn. Hãy viết những thứ này ra thành một danh sách, chẳng hạn như thức ăn, đồ gia dụng, phí di chuyển... Hãy nghĩ về nó và tìm xem điều gì nên ưu tiên số 1 trong danh sách ấy. Hãy làm mọi thứ theo trình tự đó mặc cho người khác có than phiền gì.

3. Chuyển sang "chế độ sinh tồn"

Nếu bạn và đối phương đều yêu thích mua sắm thì đây là lúc cả hai nên xem xét lại chi tiêu của mình. Hãy lập ra một danh sách những thứ cần mua và cố gắng thu hẹp nó lại một nửa, đây là lúc mà bạn cần trân trọng "từng đồng từng cắc". Dù cuộc sống của bạn có đang đi sai hướng thì việc làm này vẫn rất cần thiết. Đây cũng có thể là cơ hội tốt để bạn bán các vật dụng cũ cho bạn bè hoặc thông qua các trang web.

4. Nhận biết được cảm xúc của bản thân

Cả hai bạn sẽ phải trải qua hàng loạt các cảm xúc khác nhau, từ nuối tiếc, tội lỗi cho đến thất bại. Những thứ cảm xúc ấy có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn với bạn bè và người thân. Bạn có thể trở nên nóng nảy đến mức chỉ muốn tìm kiếm một nơi nào đó để giải tỏa tâm trạng. Khi nói về cảm xúc của bản thân, hãy bắt đầu bằng cụm từ "Tôi cảm thấy..." để người khác cảm thấy bạn đang muốn chia sẻ với họ hơn.

5. Tránh đổ lỗi cho nhau

Hạnh phúc cỡ nào rồi thì vợ chồng có lúc cãi nhau vì tiền bạc, khi đó bạn hãy giải quyết thế này... - Ảnh 2.

Một khi mọi thứ đã nghiêm trọng, đây không phải là lúc để tìm ra ai đó để đổ lỗi, điều này chỉ làm cho khoảng cách giữa hay bạn ngày càng xa. Đây là lúc bạn cần nhìn lại chính mình và tự vấn bản thân. Giữa đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng, bạn có thể sẽ nghĩ đến những điều tiêu cực hơn là tích cực nếu hai bạn bắt đầu chơi trò đổ lỗi cho nhau.

6. Nhận những sự trợ giúp

Việc nhận sự giúp đỡ là rất khó bởi vì ai cũng có lòng tự trọng của riêng mình. Chắc chắn bạn đã từng nghe câu: "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình", cuộc sống đôi lúc sẽ đẩy bạn vào tình thế là người cho đi nhưng cũng có lúc bạn bất đắc dĩ trở thành người nhận. Chung sống và giúp đỡ lẫn nhau là ý nghĩa của cả một cộng đồng, trong lúc này nếu bạn nhận thấy người nào đó chỉ khoanh tay đứng nhìn thì họ rõ ràng là những người ích kỉ.

7. Giảm thiểu tối đa những áp lực

Nếu bạn cứ để những áp lực lấn át bản thân thì nó chắc chắn sẽ nhấn chìm bạn, hãy lập ra những lịch trình thời gian trong một ngày, để dành năng lượng vào những công việc cần thiết, bỏ qua những lo âu và khó khăn sẽ giúp bạn gạt bớt những gánh nặng.

8. Tin vào sự may mắn

Hạnh phúc cỡ nào rồi thì vợ chồng có lúc cãi nhau vì tiền bạc, khi đó bạn hãy giải quyết thế này... - Ảnh 3.

Mọi thứ có thể đang rất xấu và thậm chí là vô cùng tồi tệ nhưng có khả năng phép màu sẽ xuất hiện thì sao? Việc tập trung quá nhiều vào những khó khăn sẽ khiến cuộc khủng hoảng ngày càng trầm trọng hơn, hãy nhớ rằng điều kì diệu tồn tại ở mọi ngóc ngách trong cuộc sống nếu bạn luôn giữ vững niềm tin.

9. Đừng ngại mơ ước

Nếu bạn vừa mất việc thì tại sao không nghĩ đây là cơ hội để ước mơ. Đâu mới là đam mê thật sự? Điều gì bạn luôn muốn thử sức mà chưa từng thực hiện? Cuộc khủng hoảng này có thể là một cơ hội tiềm ẩn để bạn tìm ra câu trả lời. Hãy nhìn về tương lai và tìm ra hướng đi cho bản thân, đây có thể là lúc bạn tìm ra được những công việc vừa kiếm ra tiền lại vừa phù hợp với sở thích của mình.

Theo Thời địa


chi tiêu

tiền bạc

Vợ Chồng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.