Khi bé sinh tật trộm cắp

Tình cờ sờ vào túi áo của bé Tôm, Vân phát hiện ra tờ 20.000 đồng. Vân tra hỏi thì con chỉ nói: " Bà ngoại cho con để mua bim bim". Vân không đồng tình với cách cho tiền cháu khi không được sự đồng ý của bố mẹ nên gọi điện hỏi bà ngoại. Bà ngoại bảo: “Không cho”. Vân hỏi lại thì bé Tôm lại nói một bạn cùng lớp 1A cho

Tình cờ sờ vào túi áo của béTôm, Vân phát hiện ra tờ 20.000 đồng. Vân tra hỏi thì con chỉ nói: "Bàngoại cho con để mua bim bim".

Vân không đồng tình với cách cho tiền cháu khi không được sự đồng ý của bốmẹ nên gọi điện hỏi bà ngoại. Bà ngoại bảo: “Không cho”. Vân hỏi lại thì béTôm lại nói một bạn cùng lớp 1A cho. Vân phạt con bằng cách cho vài roi vàgiảng giải: “Lần sau con không được làm thế”.

Một lần khác, chồng Vân thấydưới laptop của mình bỗng nhiên có tờ 200.000. Trong khi đó, tờ 200.000 màVân vừa nộp tiền điện còn thừa, để tạm trên mặt bàn, đã “bay mất”. Vân hỏichồng, chồng nói không biết. Nghĩ bé Tôm nghịch ngợm, cầm tiền của mẹ rồi đểlung tung, Vân hỏi con.

Khi bé sinh tật trộm cắp

Ảnh minh họa


Vân cho biết: “Cháu bảo đã cầm tiền của mẹ đi mua bánh nhưng bà bán bánhthấy bé cầm tiền to quá thì bảo về nhà xin bố mẹ tiền lẻ. Cháu mang về nhưngsợ mẹ biết nên phải nhét dưới máy tính của bố”. Quay lại chuyện 20.000đồng lúc trước, bé Tôm kể, cũng là bé lấy trong ví của bố, mua bút chì vàthước kẻ, còn thừa tiền.

Vân kể, cô thấy lo lắng vì bé Tôm mới 7 tuổi đã biết nói dối và lấy tiền củabố mẹ. Chuyện này diễn ra không chỉ một lần. Từ trước đến giờ, Vân chưa hềcho con tự ý cầm tiền đi mua đồ. Cô luôn dạy con thích gì phải nói với bố mẹđể bố mẹ cân nhắc. Cả chuyện cùng con tiết kiệm vào lợn đất, Vân cũng khôngmuốn thực hiện.

Cùng cảnh với Vân, bé Gấu nhà Điệp (quận 1, TP HCM) đang học lớp 1. Ngày nàocũng thấy trong cặp của con khi thì cục tẩy, khi thì cái kẹo… Điệp hỏi, béGấu đáp: “Của bạn cho con”. Điệp tâm sự, chuyện các bé cho nhau làchuyện bình thường nên cô không để ý. Cô còn tự hào mang chuyện này đến cơquan khoe vì cậu con trai nhỏ được bạn bè quý mến. Khi một chị đồng nghiệpbảo: “Kiểm tra kỹ xem, có đúng nó được cho không” thì Điệp tự ái.

Đến lúc phát hiện con mở vícủa mình lấy 10.000 đồng, Điệp mới tá hỏa. Cô không biết phải “xử lý” conthế nào để chuyện này không tái diễn nữa?

Ngăn ngừa bằng cách dạy con biết tiêu tiền

Cha mẹ nên quan sát hàng ngày, nếu thấy bé có đồ chơi, dụng cụ học tập mới,tiền mặt… thì cần hỏi kỹ càng. Có thể gặp người đã tặng đồ cho bé để xácminh. Khi bé có lỗi, cha mẹ cần bình tĩnh, vừa giải thích vừa khuyên răn.Không quát mắng hoặc đánh đòn bé vì điều này dễ làm tổn thương bé. Đa số cácbé từ 5 tuổi trở lên đều có thể hiểu lời dạy của cha mẹ. Bé cũng biết việclàm của mình là không đúng.

Để phòng tránh chuyện ăn cắp vặt của bé, việc dạy con chi tiêu đúng cách giữvai trò quan trọng. Có thể dạy con cách tiết kiệm và dùng tiền. Chẳng hạn,bé sẽ làm việc để kiếm tiền như tích giấy cũ, vỏ hộp rồi bán lấy tiền. Vớisố tiền nhỏ đó, bé có thể tự mua thứ gì bé thích mà không cần xin hoặc lấycắp. Ngoài ra, cách này còn giúp bé biết quý trọng đồng tiền. Bé hiểu đượcphải khó khăn thế nào mới kiếm được tiền. Từ đó, biết cách chi tiêu hợp lý.

Nếu đưa con đi mua đồ, có thể mang một số tiền vừa đủ trong ví; ví dụ,20.000đ hay 50.000đ. Bé sẽ có quyền quyết định mua một thứ nào đó trongtrong phạm vi số tiền này.

Hoặc có thể dạy con cách so sánh. Với giá thành của một món đồ chơi cho béthì bé sẽ mua được bao nhiêu sữa cho mình hay hoa quả, rau, thịt… cho cảnhà. Khi dẫn con đi mua đồ, cha mẹ cũng nên đắn đo và so sánh. Bé sẽ họcđược việc chọn món đồ nào có lợi nhất trong một khoản tiền nhất định. Khôngnên cho bé thấy, cha mẹ tiêu pha mạnh tay vì bé sẽ không hiểu được giá trịcủa đồng tiền.

Theo Ngọc Bình
Khi bé sinh tật trộm cắp



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.