Khi các con ghen tị nhau

Một số trẻ rất hay ghen tị và phản ứng khi phải chia sẻ tình yêu thương với các anh (chị) em ruột trong nhà, một số đứa trẻ khác lại dễ dãi hơn trong chuyện này.

Một số trẻ rất hay ghen tị vàphản ứng khi phải chia sẻ tình yêu thương với các anh (chị) em ruột trongnhà, một số đứa trẻ khác lại dễ dãi hơn trong chuyện này.

Thực tế cho thấy, khoảng cáchtuổi giữa anh (chị) em trong nhà được cho là yếu tố ảnh hưởng đến mức độghen tị. Các nhà khoa học cho rằng, khoảng cách từ 2 đến 4 năm thường tạo rasự ghen tị mạnh mẽ nhất, trong khi vấn đề này sẽ trở nên dễ dàng hơn nếukhoảng cách tuổi giữa các trẻ dưới 18 tháng, hoặc lớn hơn 4 năm.

Mặc dù sự ghen tị được cho làbình thường, nhưng nó cũng làm trẻ cảm thấy không yên tâm, buồn bã và thậmchí còn có thể phá hỏng mối quan hệ giữa các anh em ruột trong nhà.

Khi các con ghen tị nhau

Một số trẻ rất hay ghen tị và phản ứng khi phải chia sẻ tình yêu thương với các anh (chị) em ruột trong nhà

Chuẩn bị tâm lý khi trẻ cóem

Trong khi vợ chồng bạn đangvô cùng hồi hộp vì sắp có thêm một em bé, thì rất có thể đứa con của bạn lạikhông có cùng cảm giác này. Cũng có khi đứa trẻ rất vui mừng. Bạn có thể ápdụng những biện pháp sau để hạn chế cảm giác ghen tị của trẻ khi em ra đời:

Hãy giải thích trước:Nên nói trước với bé là bạn đang mang thai và rằng gia đình sẽ có thêm mộtem bé. Chín tháng là khoảng thời gian dài với trẻ nên có lẽ không cần thôngbáo quá sớm, tuy nhiên không nên để con bạn được nghe thông tin này từ ngườikhác.

Hãy làm cho trẻ yên tâm:Nếu đứa trẻ tỏ ra lo lắng hoặc buồn bã, hãy an ủi cho bé yên tâm và hãy dànhcho cháu thật nhiều thời gian và sự quan tâm nếu có thể.

Hãy thành thật: Nêngiải thích với con bạn rằng nó sẽ được làm anh (hay chị) và em bé còn nhỏlắm chưa biết làm gì nên cần được mọi người giúp đỡ, nhất là anh (hay chị).Bạn cũng cần nói trước với trẻ rằng khi mới sinh ra, em bé có thể sẽ khócrất nhiều, nhưng đó chỉ là cách giao tiếp với mọi người thôi, vì em chưabiết nói.

Hãy cho trẻ cùng tham gia:Khi có thể, hãy cho trẻ cùng tham gia vào việc chuẩn bị cho sự ra đời của embé, chẳng hạn như trang trí phòng hay đi mua sắm quần áo và đồ chơi.

Tránh xáo trộn nếp sống:Việc cha mẹ cùng con đọc sách về trẻ sơ sinh (hoặc có in hình bé sơsinh) cũng sẽ giúp trẻ dần quen với ý nghĩ gia đình của nó sắp có thêm em.Cho dù con bạn là trai hay gái, đều có thể được luyện tập trước với búp bê.

Kết nối tình anh – em

Khi các con ghen tị nhau

Nên nói trước với bé là bạn đang mang thai và rằng gia đình sẽ có thêm một em bé

Khi em bé ra đời, rất có thểcon bạn thấy tức giận và buồn bã. Hãy thử áp dụng những gợi ý sau để giúpcháu giải tỏa những cảm giác đó:

Khuyến khích con bạn cùngchăm sóc em bé, chẳng hạn nhờ bé lấy tã cho em hoặc tìm đồ chơi cho em,nhưng không ép buộc nếu bé không muốn làm.

Bạn cần để mắt khi con bạntới gần em bé, và chỉ nên cho con vuốt ve em bé một cách nhẹ nhàng khi cóbạn ở bên. Hiện tượng “yêu em quá” như ôm em quá chặt hoặc thơm quá mạnh… sẽảnh hưởng không tốt đến đứa trẻ sơ sinh.

Hãy giải thích cho con bạnrằng em bé rất yêu anh (chị) – chẳng hạn vào lúc em cười.

Một số trẻ rất thích nhận quàtừ em bé (hãy giải thích là em bé nhờ gửi qua bố mẹ).

Dành thời gian cho con lớn

Hãy dành một khoảng thờigian, chẳng hạn vào lúc em bé đã ngủ, mẹ và con cùng đọc sách và chơi vớinhau…

Hãy dành cho đứa con lớn củabạn một số ưu ái vì giờ đây nó đã là anh (hay chị), chẳng hạn như được đingủ muộn thêm 10 phút hoặc được phép tự chọn quần áo… và nhấn mạnh rằng, embé không được may mắn tự làm những việc này, ít ra là chưa.

Yêu cầu bạn bè và người thântrong gia đình quan tâm đến con lớn của bạn, chứ không chỉ tập trung vào embé.

Lớn lên cùng nhau

Đôi khi càng lớn, những đứacon của bạn càng hay ghen tị với nhau. Một số đứa trẻ chỉ khó chịu khi embắt đầu biết đi và biết chiếm đồ chơi của mình. Đứa em nhỏ có thể bắt đầughen tị khi anh (chị) mình bắt đầu đi học.

Bạn sẽ nhận thấy con mìnhđang trải qua những giai đoạn khác nhau – chúng có thể là bạn thân của nhau,rồi lại chí chóe lẫn nhau. Hãy coi điều này hết sức bình thường. Nếu bạnnghĩ các con mình sẽ không bao giờ hợp nhau thì đừng ép buộc. Tốt hơn nên đểcho chúng có bạn bè riêng và tham gia những hoạt động riêng.

Nếu có điều kiện, mỗi đứa trẻtrong gia đình nên có một không gian riêng. Nếu nhà chật, có thể chỉ dànhcho mỗi đứa một ngăn kéo riêng hoặc hộp đựng đồ riêng – một chỗ để cho trẻcất những đồ “quý giá” của chúng.

Tránh so sánh trẻ với nhau,đặc biệt tránh tình trạng một đứa được khen thật nhiều. Sự so sánh và thiếucông bằng sẽ làm cho anh chị em trong nhà càng ganh đua nhau, làm cho ítnhất một đứa bị căng thẳng và những đứa khác có thể tự mãn.

Theo Hương Huyền
Khi các con ghen tị nhau



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.