Khi con cái trở thành... vũ khí

Có không ít ông bố, bà mẹ đã lôi cả những đứa con bé bỏng của mình vào cuộc, biến đứa con thành phương tiện, vũ khí lợi hại để "chiến đấu" với người bạn đời.

Có không ít ông bố,bà mẹ đã lôi cả những đứa con bé bỏng của mình vào cuộc, biến đứacon thành phương tiện, vũ khí lợi hại để "chiến đấu" với người bạnđời.

Quan hệ vợ chồngkhông phải lúc nào cũng sóng yên gió lặng. Nhiều khi giữa vợ chồnglà những mâu thuẫn, xung đột, những "cuộc chiến" gay gắt và triềnmiên không chỉ trong thời kỳ họ chung sống mà còn ở cả giai đoạn lyhôn. Có không ít ông bố, bà mẹ đã lôi cả những đứa con bé bỏng củamình vào cuộc, biến đứa con thành phương tiện, vũ khí lợi hại để"chiến đấu" với người bạn đời.

Khi con cái trở thành... vũ khí

Đừng bao giờ lôi con vào "trận chiến" của cha mẹ

Chị Thúy rất khó chịuvì chồng chị - anh Minh thường xuyên về nhà trễ. Bữa trưa anh khôngvề ăn cơm nhà đã đành, vì nơi anh làm việc quá xa, nhưng bữa cơmchiều anh cũng chẳng mấy khi về ăn đúng giờ. 8, 9g tối anh mới vềnhà, có khi 12g đêm. Đôi lúc anh còn đi qua đêm đến sáng hôm sau mớivề. Chị cho rằng, không chỉ ham vui nhậu nhẹt với bạn bè mà có lẽanh đã dan díu, bồ bịch nên mới quên cả giờ về nhà. Nhiều lần chị đãthan phiền, trách móc, thậm chí làm dữ về sự đi về thất thường củaanh nhưng anh vẫn không thay đổi. Thế là chị kéo bé Na – con gáichín tuổi vào cuộc.

Tới giờ cơm, chị dọnra nhưng không cho con ăn mà bảo: "Con gọi điện kêu ba về ăn cơm.Chừng nào ba về thì mới ăn. Ba chưa về thì cứ nhịn đó mà đợi...".Bé Na bụng đói meo, bấm điện thoại gọi ba liên tục nhưng có khi batắt máy, nếu ba nhận điện thì lại bảo: "Con cứ ăn trước đi, từ từba về. Đưa điện thoại đây cho ba nói chuyện với mẹ”. Chị cầmmáy, anh gắt: "Tới giờ thì cô cứ cho con ăn cơm, tại sao lại bắtnó nhịn đói mà đợi? Tôi bận công việc làm sao về sớm được?".

Buổi tối bé Na chuẩnbị bài vở để ngày mai làm kiểm tra. Bé nhờ mẹ giảng bài, chị nóingay: "Mẹ không biết. Con kêu ba về giảng cho...". Bé Na lạigọi điện tìm ba: "Ba ơi, về gấp giảng bài cho con, mai con làmkiểm tra rồi!". Một tiếng sau, anh về nhà, người đầy hơi rượunhưng vẫn còn đủ tỉnh để giảng bài cho con và mắng vợ: "Cô có thểgiảng bài cho con được mà, tại sao lại làm khó tôi như vậy?".

Ngay cả chuyện đưađón bé Na đi học hằng ngày cũng là sự giằng co dai dẳng giữa vợchồng. Có thể đưa đón con đi học, nhưng chị muốn đẩy việc này chochồng để anh phải về nhà đúng giờ. Nhiều buổi sáng, bé Na đã trễ giờhọc, nhưng chị nhất quyết không chịu đưa con đi mà bắt bé Na phảigọi điện tìm ba về đưa đi học (đêm qua anh không về nhà). Nhiều buổichiều, tan học bé Na đứng đợi mãi ở cổng trường mà chẳng ai đến đón,vì mẹ nhất định không đón, còn ba thì không biết đang vui chơi ởđâu! Có lần, đến 8g tối, thấy bé Na đứng khóc trước cổng trường, chúbảo vệ của trường phải gọi điện cho chị Thúy bảo chị đến đón con...

Con là công cụ đểthông tin

Vợ chồng anh Lương -chị Như đang thời kỳ "chiến tranh lạnh" nên không nói chuyện, khôngnhìn nhau. Cần nói điều gì, mỗi người đều nói với Toàn - đứa contrai 10 tuổi, để sau đó Toàn nói lại với người kia. "Nói với mẹlà chiều nay ba nhậu với chú Tuấn, không về nhà ăn cơm"; "Nói với mẹchuẩn bị vài thứ để chiều nay ba đi thăm bà nội"; "Nói với mẹ cuốituần này đám giỗ ông nội, mẹ thu xếp mà đi"... Ngược lại, Toànphải chuyển những lời từ mẹ đến cha: "Nói với ba muốn nhậu ở đâuthì cứ nhậu, không ăn cơm nhà càng khỏe, mẹ đỡ phải nấu..."; "Nóivới ba muốn đi thăm ai thì cứ tự chuẩn bị, mẹ biết như thế nào màchuẩn bị cho vừa lòng ba!"; "Nói với ba là cuối tuần mẹ bận lắm,không thể đi đám giỗ được...".

Ngay cả những lờinặng nề hơn đôi vợ chồng ấy cũng "truyền tải" qua đứa con. Anh gaygắt, bực dọc: "Con dâu gì mà không chuẩn bị được quà cho chồng đithăm mẹ chồng? Vợ kiểu gì mà không chịu về dự đám giỗ bố chồng? Nóivới mẹ mày là làm vợ kiểu đó coi chừng ba đi kiếm vợ khác...".Chị cũng chẳng vừa, mỉa mai, báng bổ: "Nói với ba mày đừng có hùdọa mẹ. Có giỏi thì cứ đi kiếm vợ khác đi! Đố có ai chịu đựng đượcông ấy như con vợ này...".

Con là vũ khí lợihại

Nếu ở cấp độ 1 và cấpđộ 2 đứa con chỉ là phương tiện nhắc nhở, ràng buộc và thông tin thìở cấp độ 3 đứa con đã trở thành một thứ vũ khí sắc bén, lợi hại đểngười ta "đấu" nhau, làm tổn thương người bạn đời hoặc để đạt đượcnhững mục đích nào đó.

Chị Khuê kém chồng 10tuổi, là một phụ nữ xinh đẹp, duyên dáng. Công việc làm ăn khiến chịluôn giao tiếp, gặp gỡ nhiều người đàn ông. Điều này khiến anh Tánh- chồng chị thường rơi vào tâm trạng ghen tuông. Anh luôn tìm cáchkiểm tra, theo dõi, nặng lời chửi bới, sỉ nhục vợ và không ít lần đãđánh đập chị. Chị Khuê rất khổ khi bị chồng đối xử như vậy, nhưngđiều làm chị đau lòng hơn cả chính là anh đã tác động đến bé Khánh -đứa con gái 11 tuổi của họ...

Anh thường xuyên nóivới bé Khánh những câu như: "Ba đã phải làm việc vất vả để lo chogia đình. Ba hết lòng yêu thương mẹ con và con. Vậy mà mẹ con lạiquá tệ, quá hư hỏng! Mẹ con suốt ngày chưng diện đẹp rồi đi chơi vớihết người đàn ông này đến người đàn ông khác. Mẹ con đã phụ lòng ba.Một người đàn bà như vậy không xứng đáng làm vợ của ba và làm mẹ củacon. Mẹ con chẳng yêu thương gì cha con mình. Con không được nghe,không được tin những gì mẹ nói, vì tất cả đều là dối trá...". Bịtác động, bé Khánh hoàn toàn tin cha và nhìn mẹ bằng con mắt khinhrẻ, thù ghét. Một lần, chị Khuê chuẩn bị đi khám bệnh thì bé Khánhhỏi: "Mẹ nói thật đi, có phải mẹ đi khám bệnh không hay là mẹ lạiđi với ông nào?...". Chị Khuê đã đau đớn, uất ức đến tột cùngkhi bị chính đứa con bé bỏng của mình đặt câu hỏi như vậy.

Ông Hưng biết rõ vợlà người rất nhạy cảm và bà sẽ đau đớn vô cùng khi bị chồng làm nhụctrước mặt các con. Ông không từ bất cứ lời lẽ nặng nề, thô tục nàođể mắng chửi bà ngay trước mặt các con. Thậm chí những khi ông đòiquan hệ tình dục mà bà từ chối thì ông mở cửa phòng và la toáng lêncho các con cùng nghe: "Con đĩ kia, mày giữ để làm gì mà không chochồng mày hưởng? Hay là mày giữ cho thằng nào?...".

Chị Linh lại có thóiquen trả đũa, trừng phạt chồng bằng cách hành hạ con. Hễ không vừa ývề chồng bất cứ điều gì, chẳng hạn: chồng đi nhậu về trễ, nghi chồngcó bồ, nghi chồng không đem tiền lương về nhà đầy đủ..., chị bèntrút giận lên đầu hai đứa con nhỏ sáu tuổi và ba tuổi. Hai đứa trẻbị mẹ bỏ đói, đánh đòn, bị phạt quỳ hàng mấy giờ đồng hồ... trongkhi chúng không có lỗi gì. Tệ hơn, có khi con đang bệnh, sốt cao,nhưng chị Linh vẫn không đưa con đi khám bệnh chỉ vì giận chồng. AnhThanh rất sợ trò hành hạ con của vợ. Anh xót con nên thường phảichịu nhịn vợ để con được yên. Anh rất muốn ly dị vợ nhưng không dám,chỉ vì chị đã tuyên bố: "Anh mà đặt vấn đề ly hôn thì tôi sẽ giếthai đứa con rồi tự tử".

Khi vợ chồng ông Tuấn- bà Mai ly hôn, ông Tuấn đã giành được quyền nuôi con trai là Tùng,13 tuổi. Ông kiên quyết không cho bà Mai được thăm viếng, gặp gỡTùng. Đã ly hôn rồi nhưng ông vẫn muốn làm cho bà Mai đau đớn vì bịcách ly với con. Suốt ba năm hai mẹ con không được gặp nhau. Khôngchỉ bà Mai nhớ con quay quắt mà chính Tùng cũng rất nhớ mẹ và chỉmuốn được sống với mẹ. Mười sáu tuổi, một ngày Tùng đánh liều léncha đạp xe tìm đến nhà mẹ để thăm mẹ. Biết được chuyện này, ông Tuấnđã đánh Tùng một trận tơi bời và cấm: "Tao cấm mày gặp mẹ mày. Nếumày còn đến gặp bà ấy, tao sẽ giết mày"...

Đừng biến con cái thành vũ khí

Tiến sĩ giáo dục Thạch Ngọc Yến (Văn phòng Tư vấn trẻ em và Trung tâm Tư vấn gia đình & thanh thiếu niên) đã nêu rõ những tác hại đối với con trẻ khi chúng bị biến thành vũ khí trong cuộc chiến của cha mẹ:"Những đứa con ở độ tuổi tiểu học sẽ lo lắng, hoảng loạn, mất phương hướng, mất lòng tin vào bố mẹ, không còn biết phải nghe ai... Với trẻ ở độ tuổi cấp II, giữa cha và mẹ ai là người gần gũi trẻ nhiều hơn, nói chuyện với trẻ nhiều hơn, tác động đến trẻ liên tục hơn, mạnh mẽ hơn... thì trẻ sẽ bị ảnh hưởng, sẽ tin và nghe theo người đó, dẫn đến có những biểu hiện, phản ứng lệch lạc mang tính ghét bỏ, thù địch, khinh rẻ… đối với người còn lại... Ở độ tuổi từ cấp III trở lên, con trẻ đã ít nhiều nhận thức được một cách tương đối, khi bản thân bị cha mẹ biến thành vũ khí để đấu nhau, chúng sẽ chán nản, suy sụp, mất niềm tin ở cha mẹ, cảm thấy gia đình không còn là tổ ấm, chúng muốn ra khỏi nhà, thậm chí muốn tự tử...".

Tiến sĩ Thạch Ngọc Yến phân tích: Những người vợ (hoặc chồng) khi bị chồng (hoặc vợ) dùng con cái làm vũ khí để đấu mình thường rơi vào tâm trạng thất vọng, đau khổ, chán chường, trầm cảm, muốn buông xuôi tất cả, thậm chí muốn tự tử... Khi cha mẹ sử dụng con cái làm vũ khí để đấu nhau thì có thể họ cũng ít nhiều đạt được mục đích nào đó, nhưng điều này lại gây ra những hậu quả nghiêm trọng, làm tổn thương con trẻ và tổn thương cả người lớn. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần phải tỉnh táo để đừng bao giờ sử dụng con cái như một thứ công cụ hay vũ khí để đấu nhau. Nếu vợ chồng chung sống có những mâu thuẫn, mắc mứu thì cả hai nên ngồi lại cùng nhau trao đổi một cách thẳng thắn, với một tâm thái thật bình tĩnh thì mới hy vọng giải quyết được vấn đề. Mỗi người cần phải bớt cái tôi của mình một chút, nhường nhịn nhau để có thể tìm được tiếng nói chung...

"Nếu vợ chồng ly hôn, chỉ riêng việc ly hôn đã là nỗi đau và sự tổn thương lớn đối với con cái, xin những bậc làm cha làm mẹ đừng tiếp tục làm khổ con, đừng gây tổn thương thêm một lần nữa cho con khi biến con thành công cụ, vũ khí để đấu nhau. Có thắng trong cuộc chiến giữa vợ chồng thì chiến thắng đó liệu có ý nghĩa gì và có đáng gì nếu so với nỗi đau to lớn mà con trẻ phải gánh chịu khi bản thân bị biến thành vũ khí cho cha mẹ đấu nhau?" - bà Yến nói.

Theo Nguyễn Diễm
Khi con cái trở thành... vũ khí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.