Khi con chậm nói

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc con bạn chậm nói. Hãy thử một trong những cách sau để cổ vũ và giúp bé giao tiếp bằng lời nhanh hơn.

Pha trò

Ngay từ lúc con còn bé, bạn có thể pha trò cùng con bằng những cuộc nói chuyện hài hước, thú vị. Đáp lại những âm thanh ngọt ngào mà trẻ tạo ra, bạn hãy cho trẻ thấy những âm thanh thú vị do chính bạn tạo ra. Trẻ sẽ hiểu điều bạn nói ngay từ những tuần tuổi đầu tiên, bởi giao tiếp chính là sự trao đổi ngôn ngữ.

Ngay từ lúc con còn bé, bạn có thể pha trò cùng con bằng những cuộc nói chuyện hài hước, thú vị

Nói chuyện với con nhỏ

Những câu chuyện hàng ngày mà bạn nói cho trẻ nghe sẽ giúp trẻ xây dựng được vốn từ. Sự chú ý đặc biệt sẽ được trẻ tiếp thu từng chút một. Như khi bạn nói với trẻ rằng bạn đang thay tã cho trẻ và sau đó sẽ chuẩn bị bữa ăn. Hành động tuy nhỏ nhặt nhưng giúp tạo nên sự hiểu biết của trẻ về mối quan hệ giữa điều bạn nói và sẽ làm.

Đáp lại tiếng khóc của trẻ

Trước khi trẻ có thể dùng ngôn ngữ lời nói để nói chuyện thì tiếng khóc là ngôn ngữ giao tiếp chính mà trẻ sử dụng với bạn. Khi bạn đáp lại tiếng khóc của trẻ, thì trẻ sẽ hiểu là bạn đang nghe trẻ “nói”.

Hát những bài hát ngắn, đơn giản

Ngay cả khi bạn không thể hát đúng giai điệu, thì những âm thanh mà bạn hát đi hát lại vẫn có tác động tới tai trẻ. Trong khi bạn hát, sự lặp đi lặp lại những câu từ trong bài hát sẽ là bước đầu tiên khắc sau vào tâm trí trẻ về những từ ngữ dễ nghe, ưa thích.

Đọc cho trẻ nghe

Trẻ có thể thể hiện sự thích thú với một quyển sách sớm hơn là bạn nghĩ. Hãy thử đọc một quyển sách đơn giản và dễ hiểu thường xuyên, và trẻ sẽ hứng thú ngồi nghe bạn đọc. Cũng giống như bạn hát cho trẻ nghe một bài, việc đọc một quyển sách cũng giúp trẻ nhớ từ và xây dựng vốn từ vựng rất tốt.

Diễn tả điều trẻ đang làm

Có thể trẻ đang tìm kiếm mẹ hay khóc lóc vì mệt, bạn nói và diễn tả những điều mà trẻ đang làm hay cảm nhận có thể giúp trẻ ghi nhớ thêm những từ ấy khi trẻ sẵn sàng nói. Trẻ cũng rất hứng thú với điều này.

Nhắc đi nhắc lại

Một ưu điểm là khi bạn lặp đi lặp lại mọi điều với trẻ đang còn nằm ngửa sẽ tạo cho trẻ phản ứng với những từ đầu tiên mà trẻ nói. Sự lặp lại là chìa khóa để học mọi điều, và từ đầu tiên sẽ không phải là ngoại lệ.

Cổ vũ trẻ

Khi trẻ bắt đầu bi bô tập nói, thậm chí chỉ là những từ đơn giản như “ba”, “mẹ”, bạn cũng nên ủng hộ và cổ vũ để giúp trẻ tự tin, như khi trẻ biết nói và bắt đầu làm quen với ngoại ngữ thứ hai vậy.

Ngôn ngữ cử chỉ

Nhiều tranh cãi cho rằng cổ vũ trẻ sử dụng ngôn ngữ cử chỉ sẽ khiến trẻ lười nói, trì hoãn khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ lời nói ở trẻ, nhưng không có bất cứ bàn cãi nào về việc tạo ra công cụ giao tiếp giúp trẻ giảm bớt khả năng thất bại trong giao tiếp bằng lời.

Cha mẹ có thể làm mọi điều để động viên trẻ nói, nhưng hãy nhớ mỗi đứa trẻ có sự phát triển khác nhau. Có thể bạn là người cha, người mẹ cổ vũ nhiệt tình cho con, nhưng đừng thúc ép quá, chỉ khiến trẻ cảm thấy áp lực và thất bại trong khả năng giao tiếp.

Biết nắm bắt cơ hội, bạn sẽ thấy khả năng nói của con còn hơn cả một cơn bão, đến bất ngờ mà bạn không thể dừng lại được.

Theo Ánh Nguyệt

TIN LIÊN QUAN Trẻ phi ngôn ngữ dù biết nói nhiều Trẻ chậm biết nói vì cha mẹ quên dạy Sao bé chưa chịu nói? Khi nào nên lo lắng về việc trẻ chậm nói "Học nói" cùng bé



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.