Làm cha mẹ có mục đích

Chúng ta, khi làm cha mẹ, ai mà không mong muốn con cái mình là con ngoan trò giỏi, siêng năng, thành người tự tin, có trách nhiệm và biết quan tâm? Nhiều cha mẹ tìm mọi cách để đưa con vào trường "điểm", trường "quốc tế" hoặc ngày đêm vất vả kiếm tiền để đưa con đi du học với suy nghĩ đó là cách để đạt được ước mơ của mình.

Gần đây, nhiều vụ bạo lực họcđường gây xôn xao dư luận, và trong thói quen giải quyết vấn đề, người ta bắtđầu đi kiếm chỗ để... đổ. Phát "xẻng" đầu tiên, dĩ nhiên là hướng thẳng vào các"đối tượng" gây chuyện - Trẻ em, sau lại "chĩa" thêm vào vai trò của giáo dụctrong nhà trường, nhưng ít ai đề cập đến vai trò của người làm cha mẹ.

Chúng ta, khi làm cha mẹ, ai màkhông mong muốn con cái mình là con ngoan trò giỏi, siêng năng, thành người tựtin, có trách nhiệm và biết quan tâm? Nhiều cha mẹ tìm mọi cách để đưa con vàotrường "điểm", trường "quốc tế" hoặc ngày đêm vất vả kiếm tiền để đưa con đi duhọc với suy nghĩ đó là cách để đạt được ước mơ của mình.

Làm cha mẹ có mục đích
Muốn con mình thành người như thế nào, cha mẹ hãy thể hiện là người như thế

Và khi đứa con không thành như ýmuốn, trở nên hư hỏng, chúng ta thường nghĩ gì, nói gì, làm gì? Cảm thấy buồnkhổ, thất vọng, trách mắng con cái vì chúng phụ lòng cha mẹ? Hay bỗng giật mìnhvì thấy mình đã làm sai cách?

Nuôi con thành gì?

Hầu như bậc cha mẹ nào sinh conra, sau đó cũng gắng sức kiếm tiền nuôi con để mong con mình được sướng, khỏivất vả như mình. Và rất nhiều người đã dính chặt vào con đường kiếm tiền. Họmuốn có thật nhiều tiền để bằng anh, bằng chị hoặc kiếm đủ tiền để con họ muốngì có nấy. Và rốt cuộc, thời gian dành cho việc gần gũi, trực tiếp săn sóc, dạydỗ con cái rất ít hoặc không có. Họ giao việc chăm sóc con cái cho người khác,ông bà hoặc người giúp việc...

Với họ, tất cả đều quy đổi vềtiền. Sự quan tâm cũng đổi về tiền. Họ nghĩ đưa tiền để thảo mãn mong muốn củacon tức là quan tâm, cho con nhiều vật chất tức là thương con nhiều. Ta nghĩ gìthì sẽ làm như vậy và nghĩ gì cũng đúng với ta cả. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng- con của ta có thành người như ta muốn hay không? Đến lúc này, câu hỏi khiếnngười ta băn khoăn: Chỉ có tiền và vật chất đủ đầy thôi liệu có khiến con mìnhtrở thành người như mình muốn? Còn cái gì quan trọng ngang hoặc hơn tiền trongvấn đề này?

Có thể, đến một lúc nào bạn sẽbật khóc khi đọc được dòng nhật ký hoặc nghe phản ứng trực tiếp của con: Bố ơi,con không cần tiền chỉ cần bố chơi với con thôi nhiều hơn chứ không phải lànhiều tiền hơn. Mẹ ơi, con cần mẹ hiểu và là người bạn thân của con chứ khôngphải là tiền. Vâng, để "dựng" nên hình tượng người con mơ ước, tiền là một cáicột to, nhưng nó chỉ là một cái cột trong nhiều cái cột. Đừng quá tập trung vàotiền mà quên mất những cái cột quan trọng khác.

Thương cho roi, cho vọt

Trong quá trình phát triển, sinhsống, con người nảy sinh nhiều nhu cầu với các mức độ khác nhau. Có những nhucầu là phù hợp cần hiểu và đáp ứng kịp thời để bé phát triển tối đa tiềm năng,tố chất con người. Có những nhu cầu cần kiềm chế ngăn chặn để ngừa phát sinhnhững thói hư, tật xấu. Và thường, để học được cái tốt đẹp đòi hỏi sự kỷ luật,nghiêm hơn mà đôi khi trẻ không cảm thấy thoải mái lắm. Vì thế, cha mẹ nên cốgắng gần gũi, tìm hiểu, kiên nhẫn và sáng tạo giúp con chơi mà học - học mà chơitốt nhất. Những cha mẹ có quan hệ thân thiện, cởi mở với con như những ngườithân thì thường được con chia sẻ và dễ hiểu về mong muốn, sở thích, năng khiếucủa con hơn. Như thế sẽ dễ có để phát huy tiềm năng của trẻ.

Ngược lại, mỗi khi cảm thấy mủilòng trước những "yêu sách" của con trẻ, bạn hãy đến hình ảnh tương lai củangười con mà mình muốn nó trở thành, tự nhiên bạn tìm cách kiềm chế hoặc chuyểnhướng quan tâm đến trẻ. Về mặt phát triển phẩm chất, bạn nhớ lời các cụ dạy:Thương cho roi, cho vọt. Ghét cho ngọt, cho bùi. Nghiêm khắc nói với lòng yêuthương tràn đầy, dạy cho trẻ có kỷ luật và trách nhiệm. Yêu thương mà khôngnuông chiều thái quá.

Là người bạn muốn conthành...?

Bạn không thể dạy con mình trởthành người trung thực nếu bạn cứ vô tình một cách thể hiện cách sống thiếutrung thực trước con. Nhiều người ở nhà, nhưng lại dặn con "Nếu ai đến hỏi bố,nói bố không có nhà". Bạn cấm được con coi TV, nếu cứ về nhà là bật TV lên coi.Bạn khó dạy con tính ăn ở sạch nếu bạn lười dọn dẹp chỗ ăn, chỗ ở, ăn nhếchnhác. Bạn khó dạy con thành người trách nhiệm chia sẻ công việc trong gia đìnhnếu đi làm về, bạn chỉ vắt chân lên ghế mà coi báo, lướt net, chơi game hoặc coiTV. Bạn sẽ khó dạy con biết quan tâm nếu bạn chưa quan tâm đến bản thân. Chả thếmà có người đã ngộ ra: Dạy con là dạy lại chính mình, bạn phải thay đổi trước,phải làm gương trước. Muốn con mình thành người như thế nào, cha hãy thể hiện làngười như thế.

Hãy nhớ: Gần mực thì đen, gần đènthì rạng. Con bạn ở với ai, trong môi trường nào hàng ngày, ngày này qua ngàykhác nó sẽ bị ảnh hưởng từ những tính cách, thói quen của người đó, từ môitrường đó. Tiêu chí, nếu chịu tác động mạnh và thường xuyên thì con bạn có thểtrở thành bản tính cách của những hình ảnh đó.

Có câu ví: Bước vào hành trìnhnuôi con cũng như bước vào bóng tối. Bạn sẽ không nhìn rõ đường đi, hướng đi nếukhông có cây đèn soi đường. Mục đích chính là cây đèn đó. Hãy cố gắng nhớ bằngcách lặp lại hàng ngày câu hỏi: Mình muốn con mình trở thành người như thế nào?Nếu mình cứ sống và làm việc như hiện tại thì con mình liệu có trưởng thành nhưthế được không?

Theo Mạnh Gôn
Đàn ông



Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp
Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.