Làm mẹ cũng phải học

Chăm con vụng

Cả chiều nay, Duy ngồi lìtrong phòng làm việc tập hợp các dữ liệu thống kê lập bản báo cáo tình hình kinhdoanh của công ty để sáng mai kịp nộp cho sếp trưởng. Bất ngờ chuông điện thoạireo vang, mở máy di dộng thấy màn hình báo người gọi đến là vợ, Duy đã chột dạlo lắng "lại có chuyện gì nữa đây", rồi hồi hộp nghe máy. "Anh vàoviện Nhi trung ương nhé, con phải đi cấp cứu, nhanh lên anh", tiếng Trâmhoảng hốt. Không kịp hỏi thêm vợ câu nào, Duy vội vàng tắt máy tính, phóng thẳngxe đến bệnh viện.

Chăm con vụng

Đây không phải là lần đầu tiên béNhím, con gái của Duy, phải nhập viện vì sặc thức ăn. Lần trước, khi đưa bé vàoviện cấp cứu do sặc bột, bác sĩ đã tận tình chỉ bảo và nhắc nhở Trâm về cấp độnguy hiểm khi trẻ bị sặc thức ăn. Bỏ ngoài tai lời cảnh tỉnh của bác sĩ, Trâmvẫn làm theo ý mình.

Dù là cho Nhím ăn bột hay ăn bất cứ thứ gì, Trâm luôn đặtcon nằm ăn, có lần sơ ý thức ăn rơi vào cả mũi, tai của con. Cũng vì tính đểnhđoảng, tùy tiện của Trâm mà Nhím thường xuyên bị tiêu chảy. Hỏi ra mới biết,Trâm hay lưu cữu thức ăn cho con từ ngày này sang ngày khác.

Làm mẹ cũng phải học
Không phải tất cả các bà mẹ sinh con ra đều biết cách chăm sóc con mình

Quấy bột cho con thì mắt trướcmắt sau thấy bột vừa kịp sôi là cô tắt bếp ngay. Có lần pha sữa cho con nhưngTrâm lại máy móc cho rằng, quấy bột mặn thế nào thì cũng làm như vậy nên cô chocả dầu ăn vào bột sữa rồi quấy đều lên.

Kết quả của việc chăm con theo kiểu chủquan như vậy là Nhím rất hay bị tiêu chảy, uống kháng sinh liên tục, mấy thángtrời không tăng cân, nguy cơ suy dinh dưỡng... Khi bác sĩ kê đơn thuốc, trong sổy bạ ghi rõ: 1 gói kháng sinh uống 2 lần mỗi ngày thì Trâm tiện tay pha luôn cảgói vào cốc nước to để Nhím uống cả ngày!

Vẫn rất bảo thủ

Nhiều lần, Duy nhẹ nhàng nhắckhéo vợ rằng, hầu hết những bà mẹ trẻ khi sinh con lần đầu đều thiếu kinh nghiệmnên phải biết lắng nghe, học hỏi cách chăm sóc con của những phụ nữ đã có kinhnghiệm như các chị đồng nghiệp trong cơ quan hay chị dâu, mẹ chồng chẳng hạn.

Duy cũng tế nhị gợi ý Trâm bây giờ là thời đại của thông tin khoa học, cô có thểgọi điện thoại nhờ chuyên gia tư vấn, tìm đọc trên sách báo hoặc internet nếucần. Nghe chồng nói vậy, Trâm tỏ vẻ khó chịu ra mặt, cho rằng Duy chỉ biết chêbai, không thông cảm, chỉ đổ lỗi cho vợ.

Làm mẹ cũng phải học
Hầu hết những bà mẹ sinh con lần đầu tiên đều thiếu kinh nghiệm nên phải biết cách học hỏi những phụ nữ đã có kinh nghiệm như mẹ chồng hoặc các đồng nghiệp

Cô còn bảo: "Con mình, mìnhphải hiểu rõ hơn bất cứ ai, cứ nuôi con theo ý mình là được hết". Biết vợbảo thủ, suy nghĩ chủ quan nên Duy đành chủ động tranh thủ giờ nghỉ ở cơ quanvào mạng internet tìm đọc, rồi cẩn thận in các bài hướng dẫn cách nuôi dạy, dinhdưỡng cho trẻ mang về để vợ đọc nhưng chẳng bao giờ Trâm đoái hoài đến “mấy thứsách vở” đó.

Đến cả mẹ chồng Trâm là người gần gũi con dâu, đã có kinh nghiệmnuôi dạy 3 đứa con khuyên cô nên chăm con theo cách này cách kia nhưng Trâm luônbỏ ngoài tai mọi lời khuyên của bà. Cô cho rằng cách nuôi dạy con của các bà mẹthời xưa đã qúa lạc hậu không còn phù hợp với xu hướng, chăm nuôi trẻ ngày nay.

Nuôi dạy con là trách nhiệmchung

Làm mẹ cũng phải học

Sáng nay, tình cờ biết được thôngtin có buổi hội thảo về cách nuôi dạy và bổ sung dinh dưỡng cho trẻ của các bácsĩ và chuyên gia dinh dưỡng, Duy hớn hở gọi điện về cho vợ, nói Trâm nhờ bà nộitrông con giúp rồi hai vợ chồng cùng đi tham dự.

Nghe chồng nói vậy, Trâm nhấtquyết không đi và cho rằng sẽ chỉ mất thời gian nghe toàn những câu giáo điều,sách vở, thiếu thực tiễn, phỏng có ích gì. Điện thoại xong, Duy vừa mất hứng,thất vọng lại vừa giận vợ, trong lòng thầm nghĩ “Việc nuôi dạy con là tráchnhiệm chung”. Nghĩ vậy,

Duy vào phòng sếp, báo rằng nhà có công chuyện xin phépđược về sớm rồi một mình tìm đến buổi hội thảo về dinh dưỡng. Tuy nhiên điều anhbăn khoăn là làm sao để có thể thuyết phục vợ biết lắng nghe, học hỏi cách chămsóc con cái cho phù hợp.

Theo Mộc Miên
TGPN



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.