Lỗi của người lớn

Bạn có mắc bệnh "nói một đàng, làm một nẻo"? Bố mẹ nào cũng biết mình cần làm gương cho con, nhưng đôi khi lại vô ý (hoặc cố tình) phạm nhiều lỗi trước mặt bọn trẻ, để chúng thắc mắc với câu hỏi to đùng: "Vì sao người lớn lại làm thế?"

Bé Mun được mẹ mua cho hộp bánh. Ngồi sau xe mrj, bé ăn hết sạch rồi quay ra hỏi: "Mẹ ơi, con ném hộp đi nhé?". Mẹ bảo: "Từ từ, để đến chỗ nào có xe rác hãy vứt, con ạ!". Bé hồn nhiên" "Không cần đâu mẹ. Hôm nọ con đi với ba, con bảo ba dừng chỗ có thùng rác để con vứt túi ni-lông, ba bảo vứt tạm đâu cũng được mẹ ạ!".

Mẹ đành chữa: "Ba nói nhầm đấy con ạ! Cái gì bỏ đi, con cũng phải cho vào thùng rác mới sạch sẽ".

Bé Minh đi với ba đến ngã tư đèn đỏ. Bố vượt đèn vèo một cái. Minh la toáng lên: "Đèn đỏ, đèn đỏ. Ba ơi, sao ba không dừng lại?".

Ba đành chữa thẹn: "Ô, thế à, ba không để ý. Ba nhầm, xin lỗi Minh nhé!".

Minh ra vẻ ông cụ, dặn: "Lần sau ba phải chú ý vào. Nếu không, xe khác đâm vào mình đấy! Ở lớp con học bài giao thông, con chẳng bao giờ đi nhầm".

Bài học nhỏ: Đôi khi, hành động và lời nói của người lớn với trẻ con không thống nhất. Nếu trong trường hợp cha mẹ đã làm sai, hãy biết khéo léo đưa ra lý do để giải thích cho hành động của mình để trẻ có thể chấp nhận. Tuy nhiên, những bao biện đó chỉ được dùng khi bạn vô tình hoặc lỡ làm sai. Về cơ bản, người lớn phải luôn thực hiện đúng những điều đã dạy trẻ con. Nếu bạn giải thích quá nhiều, bé sẽ thấy bạn có quá nhiều lí do và dễ hoài nghi. Điều này cũng có thể gây mất lòng tin với người lớn.

Ngược lại, bạn đã phạm lỗi và không đưa ra lí do hoặc không có cách giải thích nào phù hợp vì nghĩ rằng trẻ con sẽ quên ngay. Bạn chỉ ừ hử và cho rằng không cần giải thích nhiều với trẻ con là sai lầm rồi đấy. Trẻ sẽ tự đưa ra những kết luận, đánh giá về hành vi của người lớn theo hướng "thiếu thiện chí".

Theo



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.