Mách mẹ cách chăm sóc vết mổ sau sinh

Chăm sóc tốt vết mổ ngay sau sinh nở sẽ giúp giảm các biến chứng về sau.

Ngày nay sinh mổ được khá nhiều mẹ bầu lựa chọn do hạn chế được biến chứng khi sinh nở, mang tính thẩm mỹ và đỡ đau hơn so với sinh thường. Dù vậy, đẻ thường đã phải giữ gìn rất kỹ, sinh mổ càng phải cẩn thận hơn đặc biệt là việc chăm sóc vết mổ sau sinh.

Tuy không phải là ca phẫu thuật quá phức tạp, thông thường khoảng 5-6 ngày sau có thể xuất viện và 7-9 ngày là có thể cắt chỉ nhưng chị em vẫn cần tham khảo những kiến thức cần thiết về việc chăm sóc vết mổ để tránh tình trạng vết mổ bị nhiễm trùng hoặc đau nhức về sau. Những gợi ý về việc chăm sóc vết mổ đẻ dưới đây hy vọng sẽ giúp các mẹ có đầy đủ kiến thức trong hành trang đẻ mổ đón con yêu chào đời.

Di chứng từ vết mổ đẻ

Bạn đừng nghĩ rằng sinh mổ là an toàn tuyệt đối nhé. Sinh mổ cũng sẽ gây áp lực rất lớn cho bạn đấy vì cứ thử nghĩ xem, chỉ cần một vết thương nhỏ ở ngón tay thôi đã thấy đau rồi, huống chi đây là cả một vết rạch lớn ở phần bụng. Vì vậy, bạn hãy chuẩn bị tâm lý thật bình tĩnh. Bạn cũng cần biết rằng, sinh mổ cũng không khác gì sinh thường, sau sinh chị em sẽ thấy xuất hiện sản dịch, đau do co bóp tử cung, chảy máu, đau đớn và mệt mỏi.

Mách mẹ cách chăm sóc vết mổ sau sinh - 1

Ngày nay sinh mổ được khá nhiều mẹ bầu lựa chọn. (ảnh minh họa)

Ngoài ra, bạn sẽ có cảm giác đau đớn vô cùng từ vết mổ, có lẽ còn đau hơn những cơn đau đẻ và vết rạch ở tầng sinh môn khi sinh thường. Tuy nhiên, những cơn đau này chỉ kéo dài trong khoảng 4-5 ngày. Dù cho vết mổ có bớt đau thì cảm giác khó chịu, ngứa ngáy sẽ luôn đeo đẳng bạn trong những tháng sau đó.

Trong thời gian vết mổ được phục hồi, bạn cần chú ý đến các hoạt động như cúi xuống hoặc đứng lên ngồi xuống. Hầu hết các mẹ đều sẽ bị ngứa ghê gớm trong thời gian vết mổ liền da. Ngoài ra, tình trạng táo bón ở bà đẻ cũng khiến vết mổ thêm đau nhức. Bạn hãy chuẩn bị tinh thần đối mặt với những vấn đề trên nhé!

Chăm sóc vết mổ thế nào?

Tuần đầu sau sinh

Sau khi sinh mổ, bạn cần được bác sĩ chuyên khoa chăm sóc với các loại thuốc giảm đau và sát trùng để được an toàn tuyệt đối. Chị em hãy yên tâm vì những loại thuốc này sẽ không ảnh hưởng đến nguồn sữa non nên hãy tranh thủ cho con bú ngay sau sinh càng sớm càng tốt nhé. Trong trường hợp bạn cảm thấy vết mổ quá đau, hãy nói với bác sĩ để được sử dụng những loại thuốc giảm đau an toàn cho sản phụ.

Ngoài ra, bạn cũng cần được thay băng và sát trùng hàng ngày để tránh tình trạng vết mổ bị nhiễm trùng.

Về chế độ ăn uống: Sau sinh mổ, chị em cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống. Chỉ nên uống nước lọc và ăn cháo loãng cho đến khi bạn đánh hơi được mới bắt đầu ăn thêm các thực phẩm khác.

Về vấn đề đi lại và nghỉ ngơi: Sau sinh, chị em nên dành phần lớn thời gian để nghỉ ngơi. Bạn nên nằm nghiêng sang một bên để tránh bị đau do tử cung co thắt và tránh bị nôn. Khi đã cảm thấy đỡ đau và thoải mái hơn (khoảng 18 giờ sau sinh) chị em nên ngồi dậy và tập đi để thông huyết và tránh tình trạng bị dính ruột.

Mách mẹ cách chăm sóc vết mổ sau sinh - 2

Sau khi sinh mổ, bạn cần được bác sĩ chuyên khoa chăm sóc. (ảnh minh họa)

Một tuần sau sinh

Chăm sóc vết sẹo: Lúc này hầu hết chị em đã được cắt chỉ. Hãy làm theo những hướng dẫn của bác sĩ để chăm sóc vết mổ được an toàn. Thời gian này, chị em cũng nên dùng khăn bông ấm để chườm vết mổ hàng ngày để tránh bị ngứa và đau khi thời tiết chuyển mùa.

Nếu vết mổ bị ngứa, chị em đừng nên gãi mà hãy lấy bông thấm nước ôxy già, lau đi lau lại vết mổ sẽ đỡ ngứa. Trong trường hợp vết mổ căng tức, tiết dịch, mọc lông, khi nhổ 1 sợi lông ra thấy kèm theo mủ ở chân lông thì bạn đã bị nhiễm trùng vết mổ. Lúc này bạn cần đến bác sĩ để được chữa trị kịp thời.

Về chế độ ăn uống: Sau khi các mẹ đã đào thải được khí ra ngoài cơ thể có thể ăn uống bắt đầu từ những loại thức ăn lỏng đến sền sệt, nên chọn loại thức ăn có nhiều dinh dưỡng mà lại dễ tiêu hoá như canh trứng gà, cháo nhuyễn, rau xanh... sau đó tuỳ theo thể chất của sản phụ để dần dần khôi phục lại chế độ ăn như bình thường. Chị em cũng cần uống nhiều nước để tránh tình trạng táo bón sau sinh.

Về vấn đề đi lại: Trong vòng 2 tháng, chị em sinh mổ nên tránh vận động mạnh để không ảnh hưởng đến vết thương, bởi sau sinh, các khớp giãn, cơ còn yếu, nhất là cơ vùng bụng vốn bị giãn rất nhiều. Hãy để người nhà giúp đỡ các việc gia đình, đừng cố tự làm nếu bạn muốn nhanh bình phục.

Theo Eva



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.