Ngôn ngữ cử chỉ ở bé

Cha mẹ luôn băn khoăn xem bé thích món gì, bé quan tâm đến sự vật nào hay làm sao biết được bé đang bị đau… Ngôn ngữ cử chỉ sẽ phản ánh phần nào điều bé muốn. Nắm bắt được ngôn ngữ của bé, bạn sẽ biết cách giao tiếp với bé mà không bị stress.

Hiểu thấu 4 loại ngôn ngữ cử chỉ ở bé, tổng hợp từ Babytoday:

- Ngôn ngữ cử chỉ có thể thông báo cho cha mẹ tình trạng bất ổn của bé. Chẳng hạn, một bé 16 tháng tuổi khó chịu vì mọc răng; thay vì khóc, bé lại gần mẹ, thò tay vào trong lợi và bộc lộ vẻ mặt bị đau. Mẹ có thể nhanh chóng kiểm tra tình hình và bôi gel giảm đau lợi do mọc răng cho con.

- Ngôn ngữ cử chỉ sẽ nói cho mẹ biết thứ bé cần. Chẳng hạn, một bé 15 tháng tuổi được mẹ cho ăn một quả chuối chín. Bé phản ứng bằng cách lắc đầu, chỉ tay vào quả táo trên bàn - bé thích ăn táo. Nếu người mẹ không nhanh trí, ép bé phải ăn chuối thì bé có thể khóc to lên và khiến mẹ bực bội.

- Ngôn ngữ cử chỉ nói cho mẹ biết thứ bé quan tâm. Chẳng hạn, bé 17 tháng tuổi được mẹ đưa ra ngoài chơi vào buổi tối. Bé ngước lên trời và chỉ tay vào mặt trăng - bé đang quan tâm đến mặt trăng. Vì thế, mỗi khi có trăng, người mẹ lại đưa bé ra ngoài trời, cùng ngắm trăng.

- Mè nheo cũng là một trong nhóm ngôn ngữ cử chỉ. Lớn hơn một chút, bé bắt đầu xuất hiện tính mè nheo – tín hiệu đòi thứ bé muốn. Đây là một trong những cử chỉ giao tiếp khá phổ biến ở các bé, không có nghĩa là bé hư như cha mẹ tưởng. Tuy nhiên, nếu đón đầu được cơn mè nheo thì bạn sẽ giảm được những khó chịu từ nó.

Theo Ngọc Huê



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.