Ngôn ngữ đầu tiên ở bé

Khoảng 10 tháng tuổi, bé bắt đầu biết ê a. Những cụm từ ưa thích của bé là "da-da" và "ma-ma". Đây là sự bày tỏ tóm tắt các từ có nghĩa như "ba" (có thể là bà), "ốc" (cốc), "ưa – ưa" (sữa)…

Thời điểm này, những âm thanh đơn giản sẽ khiến bé bắt chước và nhiệm vụ của bố mẹ là dịch cho con.

Hiểu được lời của cha mẹ

Dấu hiệu quan trọng kích thích học nói là bé ngày càng hiểu hơn ý nghĩa ngôn ngữ từ cha mẹ. Những từ thông dụng là bố, mẹ, quả bóng, giày, sữa, quả… bé có thể hiểu được nghĩa và nhận diện được tên người thân cũng như vật nuôi trong nhà.

Vẫy tay tạm biệt

Ban đầu, bé có thể làm theo chỉ dẫn “vẫy tay tạm biệt” hay “bai bai” (bye bye) từ người lớn. “Con vẫy tay chào nào”, “Mang cho mẹ con gấu bông”, “Dừng lại” hoặc “Thơm mẹ đi” là những cụm từ bé dễ hiểu và làm theo. Điều này chứng tỏ, không chỉ hiểu từ đơn, bé còn hiểu được ý nghĩa của các từ trong trật tự một câu. Đây là cột mốc quan trọng cho sự phát triển ngôn ngữ.

Bập bẹ

Bé bắt đầu xuất hiện tâm lý “trình diễn những câu chuyện giả”. Nghĩa là bé bập bẹ những câu chưa rõ nghĩa do bắt chước ngôn ngữ của người lớn, đi kèm điệu bộ thân thể và giọng nói. Những câu chuyện bập bẹ một mình là dấu hiệu chứng tỏ bé bắt đầu thích tập nói. Vì thế, bạn hãy dành thời gian trò chuyện với con.

Hãy nói với bé về những chuyện bình thường, nhắc lại tên người thân, đồ đạc quen thuộc và mô tả hành động mẹ đang thực hiện… Đó sẽ là những sự kiện chính trong cuộc sống của bé và của cha mẹ, yếu tố để bé hoàn thiện ngôn ngữ chuẩn đầu tiên.

Theo Ngọc Huê



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.