Nỗi ấm ức muộn mằn của các bà mẹ

Cạn nước mắt vì "vị khách" bất định

"Cổ nhân nói cấm có sai: "Con hư tại mẹ,cháu hư tại bà", mỗi đứa con lớn lên đều là hình ảnh của sự giáo dụctrong gia đình. Tất nhiên, cũng có nhiều khi gia đình rất tuyệt vời, nhưngchỉ vì cái tội chiều con thái quá..."

Cạn nước mắt vì "vị khách" bấtđịnh

Tuấn sinh ra là con một, là cụccưng của nhà họ Nguyễn, là "đít nhôm, đít thép", vậy nên không chỉ bố mẹ Tuấn màcả họ nhà Tuấn đều cưng chiều cục cưng này hết mực. Cũng bởi được cưng chiều nêntừ nhỏ Tuấn đã chẳng phải đụng chân, đụng tay làm gì. Cần gì, cậu ấm chỉ cần ớimột cái là có người giúp đến tận nơi.

Gia đình cũng khá giả nên bố mẹTuấn thuê hẳn một giúp việc hàng ngày chỉ mỗi việc lon ton bên cạnh cậu ấm chămsóc giấc ngủ, miếng ăn, đi lại, đứng ngồi... Cả xóm vẫn luôn luôn nhắc lại câuchuyện đến 5 tuổi Tuấn vẫn chưa biết tự ăn cơm, giúp việc vẫn hàng ngày đút từngthìa cơm cho cậu. Hàng xóm vẫn thầm lắc đầu, thương con như thế bằng mười hạicon, nhưng hàng xóm cũng chỉ đứng nhìn chứ không dám góp ý, bàn tán nhiều lời.

Nỗi ấm ức muộn mằn của các bà mẹ
Quá nuông chiều trẻ sẽ dẫn đến những hệ lụy không tốt cho trẻ về sau

Niềm tự hào của gia đình Tuấnđược nhân lên khá nhiều khi Tuấn là cậu bé thông minh, nhanh nhẹn và ham học.Tuấn học khá giỏi, thường đứng nhất nhì trong lớp. Gia đình lại càng cưng chiềuTuấn, muốn Tuấn chỉ phải tập trung duy nhất việc học chứ không cần màng bất cứviệc gì.

Thế nhưng, ngày tháng thanh bìnhtrôi đi cũng nhanh. Khi Tuấn bước vào tuổi dậy thì, cái tuổi mà bao sự ươngbướng nhất được bộc lộ thì gia đình Tuấn cũng bắt đầu những sóng gió. Tuấn khôngphải cậu bé thích lêu lổng, Tuấn học vẫn giỏi, vẫn được xếp các thứ hạng tronglớp, nhưng chỉ có điều càng ngày tính tình Tuấn càng ngang bướng. Cũng bởi đượccưng chiều nên Tuấn gần như chẳng sợ ai trong nhà, thích gì thì cậu làm, khôngthích thì thôi.

Có những lúc, mẹ Tuấn bực mình vìcon trai, vác cái roi mây quật túi bụi vào mông Tuấn, Tuấn cắn môi khóc, khôngbật thành tiếng. Đợi mẹ đánh xong, chẳng nói chẳng rằng Tuấn vào phòng ôm mộtbọc quần áo, sách vở, nhét vào cái ba lô và mở cửa đi thẳng. Mặc cho mọi ngườigọi, kêu, dọa nạt, Tuấn không ngoái đầu lại, cứ thẳng bước mà đi.

Nỗi ấm ức muộn mằn của các bà mẹ

Lần đầu tiên như thế, cả nhà sợhết hồn khi thấy 1 - 2h đêm con trai không về. Tức tốc, bao nhiêu cuộc điệnthoại đều được huy động để tìm tung tích cậu ấm về. Mãi mới phát hiện, cậu đangở nhà một cậu bạn khác cách nhà 10 km. Nửa đêm, bố mẹ Tuấn phải dong xe đến tậnnơi năn nỉ Tuấn trở về. Tuấn về nhà, mọi người không ai dám hé nửa lời về trậnđòn và những lỗi lầm của Tuấn, tất cả coi như không. Tuấn cũng chẳng quan tâm,cứ bình thường như chưa có gì xảy ra.

Từ đó, mẹ Tuấn cũng không dám đốixử nặng với Tuấn bằng đòn roi, mẹ sợ Tuấn bỏ đi rồi theo chúng bạn hư hỏng màhỏng cuộc đời. Nhưng, có lẽ Tuấn thấy "chiêu bài" bỏ đi cũng có lợi nên cũng từđó, hễ có gì làm phật ý là Tuấn lại khăn gói lên đường. Lần thứ 2, bố mẹ Tuấnđợi lâu lâu, quyết xem con có thay đổi hay không, nhưng cũng chẳng thấy Tuấnđâu. 2 ngày không thấy con, bố mẹ lại lóc cóc đi tìm con. Tuấn cũng chẳng đi đâuhư, chỉ quanh quanh nhà mấy đứa bạn thân, đều là các cậu bé ngoan, học khá.

Đến lần thứ 3 Tuấn bỏ đi thì cảbố mẹ và Tuấn đều làm căng, bố mẹ cứ để cho ngày tháng trôi đi đến 1 tuần liềnvẫn không thấy Tuấn về, bố mẹ nghĩ Tuấn hết tiền tiêu thì kiểu gì cũng về, nhưngkhông hề. Đến khi bố mẹ sốt ruột quá, kêu đứa em gái đi gọi Tuấn về thì Tuấn lạibình thản trở về. Về đến nhà, nhìn thấy bố ngồi ở ghế mặt tỏ vẻ không vui, Tuấnlại ôm ba lô quay phắt ra ngoài đi biệt.

Nỗi ấm ức muộn mằn của các bà mẹ

Cứ phật ý là bỏ đi như thế, Tuấnđâu biết mẹ Tuấn đêm nào cũng khóc, giờ bà không biết nên làm thế nào với Tuấn.Càng căng thẳng thì bà sợ Tuấn phẫn chí, làm việc bậy bạ. Cũng nhiều lần bà dỗdành, nói ngọt khuyên Tuấn này nọ, nhưng Tuấn nghe rồi để đấy. Mái ấm gia đìnhdường như chẳng có gì thiêng liêng với Tuấn, thích thì Tuấn về ở, không thíchlại sẵn sàng đi đâu đó đến lúc người nhà cần gọi về thì về. Bố mẹ Tuấn từng nghĩcách, nói với các phụ huynh của những người bạn Tuấn hay đến là không cho Tuấn ởlại,

Tuấn ra ngoài thuê hẳn nhà trọ đểở trong khu nhà trọ sinh viên. Không bỏ học, không lêu lổng, Tuấn chỉ khôngthích khi về nhà mà mọi người không vui vẻ với mình. Mẹ Tuấn từng làm nhiềucách, nào thì nấu ăn ngon, nào thì luôn luôn giúp Tuấn có quần áo thơm tho, sạchđẹp, nào thì luôn cho Tuấn làm những gì Tuấn cảm thấy thoải mái ở trong nhà đểTuấn giữ cái cảm giác rằng căn nhà thân thương biết bao, đấy là nơi Tuấn trở vềsau khi đi học mệt mỏi. Nhưng, "vị khách trọ" bất định này lại quý cái cảm giáccủa bản thân mình khi bực bội hơn là cái không khí đầm ấm gia đình, đi cứ đi vàkhi trở về cũng như trở về cái khách sạn được phục dịch tốt hơn, hoàn hảo hơn.

Đến khi Tuấn lấy vợ, Tuấn vẫn giữcái thói quen kỳ lạ đó. Giận vợ thì bỏ về nhà mẹ, ở đến chừng nào chán thì quaylại nhà Tuấn. Vợ Tuấn nhiều lần rơi vào khủng hoảng vì những đợt Tuấn bỏ nhà rađi như thế. Cũng nhiều lần, vợ Tuấn đã đưa đơn ly dị cho Tuấn, nhưng gia đìnhkhuyên can nên lại thôi.

Bố Tuấn thường nói, tại mẹ Tuấnchiều con nên Tuấn mới sinh ra cái tật không coi đâu là nhà mình như vậy, mẹTuấn nghe rồi chỉ biết im lặng. Bà hiểu tất cả mọi điều đều từ sự cưng chiềuTuấn từ nhỏ mà ra, cái đó là lỗi của tất cả nhà, nhưng bà là mẹ nên giờ bà phảiđứng ra gánh vác cái lỗi ấy. Bà cũng vì muốn cứu vãn cái lỗi ấy nên luôn tìmcách gần con dâu, động viên con dâu hiểu cho cái tính khí của Tuấn.

Cô con gái xinh đẹp không lấynổi chồng

My là con út trong một gia đìnhlao động bình thường, tuy không đến mức nghèo nhưng cuộc sống không lấy gì làmdư dả. Bố mẹ My thấm cái cảnh nghèo, bươn chải với cuộc sống nên quyết tâm phảiđầu tư cho con cái học hành để sau này đổi đời. Nhưng, cái khó cũng bó cái khôn,làm ra bao nhiêu cũng không đủ để cả 3 đứa con ăn học. Nhà có My là sáng lángnhất, từ nhỏ đã được nhiều thành tích ưu tú, bố mẹ đành "hy sinh" hai cô con gáiđầu, chỉ cho học hết lớp 10 gọi là xóa mù chữ rồi cho đi học nghề. Còn mọi nỗlực đều dành cho cô con gái út.

Nỗi ấm ức muộn mằn của các bà mẹ
Giờ My 30 tuổi rồi mà vẫn "phòng không"

Cô út chỉ cần quan tâm duy nhấtviệc học. Bố mẹ hàng ngày nhồi nhét vào đầu My tư tưởng học, phải học, học mớihết nghèo nên My cũng đâm ra cứ cắm đầu vào học. My không phải chạm tay vào bấtcứ việc gì trong nhà. Buổi trưa, bố mẹ đi làm, các anh chị cũng đi làm, chỉ cóMy ở nhà, thì bố mẹ cắt luân phiên từng người về nhà nấu cơm cho My ăn, chở Myđi học. Đi học về đến nhà, My cũng chỉ việc trút quần áo ra, ném quần áo xuốngxó giường, lúc nào ai dọn đi thì dọn, không dọn thì thôi.

Nhà cửa ai quét thì quét, khôngquét My cũng mặc. Bàn học của My bày bừa ra, mỗi tuần mẹ hoặc chị lại đến dọndẹp cho My một lần. Đến cả việc tế nhị như My thấy kinh, bị rây ra quần chíp, Mycũng chẳng biết cách nào để giặt cho sạch, cứ vứt đó ai giặt thì giặt. Hai chịcủa My nhiều khi ấm ức vì phải hầu hạ cô em thái quá, nhưng chỉ mới cằn nhằn, bốmẹ My lại gắt lên là phải giúp em để em còn học.

Hai chị của My sớm bỏ học thìcũng sớm đi lấy chồng, chỉ còn có My ở nhà với bố mẹ. Bố mẹ vẫn phải chạy chợđêm ngày để sinh sống, My vẫn học, My cũng là niềm tự hào của bố mẹ vì My thiđậu đại học, bố mẹ tin sau này My sẽ có được công việc tốt, tấm chồng tốt để bốmẹ nương tựa lúc già. Cũng bởi vậy mà dù các chị đã đi lấy chồng, nhưng My vẫnđược bố mẹ chăm sóc đến tận răng. Đi học về đến nhà là My chỉ có việc ngồi gácchân lên bàn xem tivi, lúc nào có cơm thì ăn, bố mẹ đi về muộn thì My úp mì tômăn là xong. Quần áo có thì mặc, không có thì My mặc lại cái cũ, chẳng có vấn đềgì.

Từng có lần, mẹ My đã nằm khócướt đẫm gối khi mẹ ốm, My cứ ngồi làm gì đó ở bàn học, chẳng hỏi chẳng han gìmẹ, mẹ xin miếng nước thì mãi mới đi lấy được cốc nước, mẹ đói thì My ngại đinắng mua phở, nấu cơm không biết nấu gì, My úp luôn cho mẹ bát mì tôm. Mẹ bệnhnên nuốt không trôi. Trận ốm đó của mẹ My kéo dài hơn tuần không phải vì bệnh màlà vì mẹ My buồn khi thấy con gái mình chẳng để ý gì đến sức khỏe của người mẹtội nghiệp.

Rồi My cũng tốt nghiệp, ra trườngvà đi làm. Nhưng, giờ My 30 tuổi rồi mà vẫn "phòng không". Bố mẹ My sốt ruột khithấy My chỉ có một mối tình từ hồi đại học, đến giờ chẳng thấy có ai đến chơi.My đi làm về là lại ngồi nhà hết xem ti vi lại đi buôn chuyện với hàng xóm chứchẳng thấy dấu hiệu của hò hẹn. Đến một lần, chị gái My nghe câu chuyện của côđồng nghiệp của My về nói lại cho mẹ nghe, hóa ra My "nổi tiếng" là cô gái cẩuthả, đoảng, bừa bộn và chẳng có ý tứ gì trong lời ăn tiếng nói.

Mấy lần cơ quan đi píc níc mớiphát hiện My không hề biết một mẩu kiến thức về nấu ăn, My cũng không có thóiquen chăm sóc người khác, chỉ quan tâm tới bản thân mình. Đấy cũng là điều mọingười cùng cơ quan không ưa nhất ở My. Cánh con trai họ ngại gần My vì cho rằngMy không phải là phụ nữ để họ chọn làm vợ. Sau lần nghe chuyện đó, bố mẹ cho Myđi học nấu ăn, cắm hoa, tóm lại là học những gì để làm người phụ nữ của gia đìnhđể "cấp cứu", nhưng lúc này cũng hơi muộn màng bởi tuổi "băm" là tuổi cũng đã lỡdở, tìm bạn trăm năm sao mà khó.

Khi để con cái thờ ơ với cuộcsống của chính gia đình mình thì mai này người chịu hậu quả đầu tiên chính là bốmẹ. Và cái hậu quả ấy sẽ ảnh hưởng đến chính tương lai của các con bạn. Hai câuchuyện nhỏ nhỏ âu cũng là một sự thức tỉnh nào đó với những ông bố bà mẹ vô tìnhbiến con mình thành "vị khách" trong nhà bởi sự chiều con thái quá.

Theo Nguyễn Chi
Đời Sống Gia Đình



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.