Nuôi con kiểu "bà trẻ"

Vợ tôi làm kế toán, tính tình cẩn thận, chăm con rất cầu kỳ, nhưng lại là cầu kỳ theo chủ quan cô ấy, không cần biết cách đó có khoa học không, hợp lý không.

Từ trong bếp nhìn ra, thấy tôiđang đút xoài cho con ăn, vợ tôi chạy lại giằng miếng xoài ra khỏi miệng con,hốt hoảng: “Trời ạ, không được cho con ăn xoài! Anh không biết là năm ngoái, contrai của một chị ở cơ quan em ăn xoài bị ngộ độc à?”.

Vợ tôi làm kế toán, tính tình cẩnthận, chăm con rất cầu kỳ, nhưng lại là cầu kỳ theo chủ quan cô ấy, không cầnbiết cách đó có khoa học không, hợp lý không.

Nuôi con kiểu "bà trẻ"
Cần có sự thống nhất trong việc chăm sóc con giữa bố và mẹ để tạo cho trẻ có môi trường phát triển tốt nhất

 Khi con đã sang tháng thứba, cô ấy vẫn tắm và rửa cho con bằng nước đã lọc và đun sôi trong năm phút.Quần áo con trước khi mặc, dù đã phơi nắng cả ngày nhưng vẫn phải ủi rất kỹ “đểdiệt hết vi khuẩn”. Con năm tháng vẫn chưa cho bế ra ngoài trời vì sợ cảm lạnh,phòng con lúc nào cũng kín mít, không ánh sáng.

Hễ ai nói cái gì đó không tốtcho mẹ, cho trẻ, không cần phân tích đúng sai, cứ thế là cô ấy nghe theo. Nhưviệc không cho con ăn xoài nói trên chẳng hạn, con người bạn bị ngộ độc chỉ làxác suất rất nhỏ và có thể gặp với bất cứ loại hoa quả, thức ăn, đồ uống nào,nhưng cô ấy vẫn khăng khăng “phòng hơn chữa, tốt nhất là đừng đụng đến những thứđó”.

Chính vì sự khắt khe, cứng nhắccủa vợ mà việc nuôi con của chúng tôi trở nên vất vả, mệt mỏi hơn rất nhiều giađình khác. Cô ấy cho rằng tôi là đàn ông, làm sao rành việc nuôi con bằng phụnữ. Tôi đồng ý là kinh nghiệm thực tế tôi chưa có, nhưng tôi làm việc trongngành xuất bản sách, công việc bắt buộc phải đọc khá nhiều những sách nuôi dạycon nên tôi cũng nắm được những kiến thức cơ bản một cách rõ ràng, khoa học.

Con gái tôi chưa đến hai tuổi màđã có những dấu hiệu cảnh báo về vấn đề ăn uống, sinh hoạt, sức khỏe. Tôi thựcsự lo ngại nếu cứ tiếp tục để vợ toàn quyền quyết định cách  nuôi dạy con, nhưngcan thiệp thì chỉ có nước cãi nhau. Cuối cùng, tôi nghĩ ra cách nói với bạn côấy, người mà vợ tôi vẫn tin tưởng, về những  đúng sai của cô ấy trong việc nuôicon nhỏ. Người ngoài, lại là một người cũng đang làm mẹ thì lời nói bao giờ cũnglọt tai hơn.

Có những vấn đề ngoài sức của người bạn, tôi đề nghị thẳng với vợlà cả hai vợ chồng cùng đến hỏi bác sĩ. Vợ tôi đồng ý cách này. Trước mặt cácchuyên gia dinh dưỡng, tôi đặt ra lại những câu hỏi, tình huống mà chúng tôi đãgặp, đã ứng phó rồi xin được tư vấn. Nghe những người có trình độ chuyên mônphân tích, vợ tôi mới chịu thừa nhận thời gian qua mình đã quá máy móc.

Thấycách này hiệu quả, tôi làm bước tiếp theo, là mang về nhà những cuốn sách vềnuôi dạy, chăm sóc con của các tác giả nổi tiếng trong nước và thế giới, “bắt”cô ấy đọc. Đã không chịu nghe chồng nói thì chỉ còn cách  phải đọc sách, đọcbáo, dù vợ tôi là người rất ngại đọc.

Bây giờ, tuy đôi lúc vợ tôi vẫncố bao biện cho những hạn chế của mình, nhưng tôi biết trong thâm tâm cô ấy đãvà đang điều chỉnh cách nhìn nhận, ứng xử của mình, không chỉ đối với việc nuôicon mà cả nhiều vấn đề khác trong cuộc sống. “Tự nhận thức” là một quá trình,tiến triển được chừng đó cũng đủ khiến tôi vui lắm rồi.

Theo Nuôi con kiểu "bà trẻ"



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.