Smartphone đang "giết chết" cảm xúc của con người

Con người ngày càng bị phụ thuộc nhiều vào những phương tiện hiện đại. Họ không chỉ lười nói chuyện với nhau, thậm chí còn lười... nhìn nhau dù họ đang ngay đối diện nhau, rất gần.

Đời sống càng hiện đại, cuộc sống càng hối hả khiến chúng ta càng phụ thuộc những phương tiện phục vụ - See more at: https://www.sggp.org.vn/sggpt7/nhipsong/2015/7/388713/#sthash.OBEO0G6A.dpuf

Đời sống ngày càng phát triển, con người càng bị phụ thuộc nhiều vào những phương tiện hiện đại. Nhưng thử nghĩ xem, khi bị phụ thuộc quá nhiều vào những công nghệ, smartphone thì điều gì sẽ xẩy ra? Họ sẽ không chỉ lười nói chuyện với nhau, thậm chí còn lười... nhìn nhau dù họ đang ngay đối diện nhau, rất gần.

Cứ nghĩ, những thiết bị thông minh sẽ gắn kết con người lại với nhau nhưng sự thật là gì? Những thiết bị này đang vô tình đẩy con người rời xa nhau, giết chết dần những cuộc hội thoại, những tình cảm, những sẻ chia chân thật.

Công nghệ đang "giết chết" các cuộc đối thoại


Ảnh minh họa

Vừa qua, chia sẻ của "anh Chánh Văn" Hoàng Anh Tú trên trang facebook cá nhân về đề tài "Buông máy xuống yêu nhau đi" đã khiến chúng ta cần phải ngẫm lại về cuộc sống khi mà thời đại smarphone đang chiếm lĩnh.

Thật không khó để bắt gặp những hình ảnh con người chỉ biết "cắm mặt" vào chiếc điện thoại, ipad mà quên đi rằng họ đang ngồi đối diện, đang hẹn hò với những người bạn, thậm chí là những người thân yêu. Không chỉ vậy, ngay trong gia đình, vợ chồng, con cái, cũng gặp rất nhiều cảnh tượng mỗi người một chiếc điện thoại. Họ mải mê sống với thế giới riêng, mải mê với những trò chơi, những cuộc nói chuyện có thể với những người chỉ quen sơ sơ... có thể nói họ mải rong rưởi trong thế giới ảo mà quên đi rằng, cuộc sống thực đang diễn ra trước mắt, những con người gần gũi, và yêu thương nhất đang ngồi trước mặt.

Anh Lâm và Chị Mạc Ngọc

Chị Mạc Ngọc (Hà Nội) bày tỏ: "Công nghệ đang khiến các cuộc đối thoại thưa dần đi, con người vô tình hình thành thói quen ăn uống, cà phê, xem phim... cũng cầm điện thoại, có thể đó là vô thức. Phải chăng họ đang sử dụng điện thoại để... "giết" thời gian, trong khi thời gian đang được ví là tiền bạc không lấy lại được. Khi chúng ta trở nên bận rộn hơn với những thứ của riêng mình, chúng ta quên hết những mối quan hệ khác. Và rồi đến một lúc sẽ nhận thấy, chúng ta rất cô đơn. Mà nỗi cô đơn ấy, hóa ra lại do chính chúng ta tạo ra."

Đồng quan điểm này, anh Lâm (Hà Nội) cho rằng: "Điện thoại là thế giới riêng của mỗi người và họ đang bị say mê trong thế giới đó. Vì vậy, họ ít quan tâm đến những người xung quanh để có thời gian nhiều dành cho những mối quan tâm trong chiếc điện thoại đó. Và vô tình họ cũng để những người xung quanh giống mình, nghĩa là cũng đắm chìm trong chiếc điện thoại. Vì vậy, câu chuyện giữa người - người ngày càng ít dần đi."

Gặp gỡ nhau nhưng mỗi người "ôm" một chiếc điện thoại riêng, vậy họ gặp nhau để làm gì? Chẳng lẽ, họ chỉ cần nhìn thấy nhau là đủ, hay họ không còn có chuyện gì để nói với nhau?

Đừng đổ lỗi mà hãy trở thành kẻ không lệ thuộc vào công nghệ

Đúng là công nghệ đã vô tình khiến con người trở thành kẻ bị phụ thuộc vào nó. Có thể gọi điện thoại đang trở thành vật bất ly thân của gần như tất cả mọi người.

Công nghệ vốn sinh ra để phục vụ con người có một cuộc sống tiện lợi hơn, chỉ có cách thức con người lạm dụng công nghệ mới gây ra những hệ quả không mong muốn. Do đó, hãy dùng đúng lúc và hạn chế nó.

Hoàng Huy: Nếu có thể, tối về với gia đình hãy không dùng smartphone

Bạn Hoàng Huy chia sẻ: "Đúng là cảnh mỗi người một cái điện thoại bấm bấm ở mọi lúc, mọi nơi đang trở nên phổ biến. Điều này quả là một thách thức không nhỏ của thời đại công nghệ đối với các giá trị giao tiếp truyền thống.

Do đó, điện thoại không thể đẩy người ta xa nhau, nhưng cái cách lệ thuộc vào điện thoại 24/7 như hiện nay của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ sẽ đẩy mọi người ra xa hơn khoảng cách mà những chiếc điện thoại có thể nối liền.

Vậy nên, hãy nhìn lại cách thức sử dụng điện thoại của bạn và đừng để trở thành những kẻ lệ thuộc vào công nghệ. Nếu có thể, tối về với gia đình hãy không dùng smartphone."

Khi chúng ta đang bị phụ thuộc vào công nghệ quá sâu, chắc chắn cần một thời gian để dần quen với việc thôi cầm chiếc điện thoại trên tay. Và hãy học phép lịch sự tối thiểu và tôn trọng người đối diện bằng chính việc buông chiếc điện thoại xuống và ngồi nói chuyện trực tiếp với nhau. Chúng ta đang sống thật, vì thế đừng để thế giới ảo làm đảo lộn cuộc sống. Chỉ sử dụng điện thoại khi cần thiết và sử dụng chúng một cách thông mình chứ đừng để điện thoại thông minh lấn áp cuộc sống của chúng ta.

Một nhiếp ảnh gia nổi tiếng Babycakes Romero đã làm một bộ ảnh có tên "The death of conversation" (Cái chết của đối thoại) để nói về việc con người đang ngày càng cắm mặt nhiều hơn vào màn hình điện thoại, thay vì dành thời gian ấy cho việc đọc sách, báo, đối thoại với bạn bè, người thân, thưởng thức các món ăn trong bữa tối, hoặc đơn giản là thư giãn. Hãy nhìn và suy ngẫm:


Bạn nghĩ sao về vấn đề này? Hãy chia sẻ những ý kiến của bạn bằng cách gửi comment dưới bài viết hoặc gửi mail tới địa chỉ mail: tintuconline@vietnamnet.vn. Cảm ơn sự đóng góp của các bạn.

Hải Anh/VietNamNet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.