Sữa mẹ chảy ướt áo mà con vẫn đói

Sau khi sinh, Hạnh thấy sữa liên tục chảy ra ướt áo dù bầu ngực không hề căng. Đến bữa, Hạnh cho con bú hết cả hai bầu sữa mà bé vẫn không đủ no.

Sau khi sinh, Hạnh thấy sữa liên tục chảyra ướt áo dù bầu ngực không hề căng. Đến bữa, Hạnh cho con bú hết cả hai bầusữa mà bé vẫn không đủ no.

Sau khi sinh "mẹ tròn con vuông" từ bệnhviện trở về nhà, Ngọc Hạnh (tổ 17, phường Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) rấtmừng vì đã có sữa ngay để cho con bú. Sữa “về” nhiều, mấy ngày đầu tiên màngực Hạnh đã căng sữa, chảy ướt cả áo.

Khó nuôi con bằng sữa mẹ 

Trừ hai ngày đầu tiên ngực còn căng một chút, sau đó lúc nào cũng mềm, khôngcó cảm giác căng tức mà sữa vẫn chảy ướt đầm áo cả ngày lẫn đêm. Hạnh làm đủmọi cách để chặn lại như day, ấn, giữ đầu “ti”... mà vẫn không thể nào ngănđược. Ngay cả những lúc tắm rửa, chỉ cần cọ nhẹ vào hai bầu ngực là sữa lạiphun thành tia.

Sữa mẹ chảy ướt áo mà con vẫn đói

Sữa có bao nhiêu chảy hết ra ngoài, vừa thiệt cho con vừa khổ cho mẹ



Đến lúc cho con bú, dù bé chưa đầy tháng, còn ăn ít mà "ti" sạch cả hai bênvú mẹ cũng chưa đủ no. Nhiều người bảo đó là do Hạnh bị “rỗng tia sữa” nênmới bị chảy hết ra ngoài. Ai mách chữa bằng cách gì, Hạnh cũng áp dụng làmtheo như uống thuốc bắc, chữa mẹo… mà tình hình vẫn không cải thiện.

Một bà mẹ khác là chị Thúy ở Văn Quán, HàĐông (Hà Nội), cũng từng bị hiện tượng chảy sữa giống như Hạnh khi sinh conđầu lòng cách đây bốn năm. Nhiều người rất ngạc nhiên khi thấy trong thờigian nuôi con, áo chị lúc nào cũng ướt đầm đìa mà con bú không no, phải dùngsữa ngoài.

Thương con và tiếc sữa cứ chảy mãi, chị Thúy nghĩ ra cách dùng cốc hứng lấysữa mỗi lần nó phun trào ra. Lúc nào đầu giường hai mẹ con Thúy cũng phảichuẩn bị sẵn hai chiếc cốc sạch để hứng. Rồi tiện thể sau khi hứng sữa chảy,chị Thúy lại chủ động vắt luôn hết số còn lại vào bình cho con bú. Thế nênem bé nhà chị chỉ quen bú bình mà quên mất cả cách bú mẹ. Đến lúc đi làm, dùsữa đã giảm đi nhiều nhưng chị Thúy vẫn phải dùng tấm lót để khỏi ướt. Chịcòn mang theo bình đến cơ quan để tranh thủ vắt lấy sữa cho vào bình rồimang về cho con.

Thúy đang có dự định sinh thêm bé thứ hai nhưng rất lo lại giống như lầntrước. "Sữa có bao nhiêu chảy hết ra ngoài, vừa thiệt cho con vừa khổ chomẹ”, chị nói.

Có nhiều nguyên nhân gây chảy sữa

Theo giáo sư Đỗ Trọng Hiếu, nguyên Vụtrưởng Vụ Sức khoẻ bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế), cố vấn chuyên môn của ViệnPhát triển sức khỏe cộng đồng Ánh sáng, hiện tượng chảy sữa không cầm được ởphụ nữ sau sinh có liên quan đến vấn đề nội tiết. Thông thường, nếu bà mẹ ởtrong thời kỳ cho con bú, chỉ khi nào bầu sữa quá căng cứng do chứa nhiềusữa bên trong, kèm theo có kích thích từ bên ngoài như day nặn hay do em bébú thì sữa mới chảy ra.

Còn đối với trường hợp bé không bú, không căng sữa, không có kích thích màsữa vẫn tự chảy thì có thể nghĩ đến một số nguyên nhân chi phối như: nồng độprolactin trong cơ thể quá cao (thường do tuyến yên có khối u nên kích thíchsản sinh prolactin tăng đột biến), chất oxytocin tăng hay do một số điềukiện sinh lý bất thường tác động cũng gây tiết sữa.

Sự tiết sữa của cơ thể phụ thuộc rất nhiều vào hormone prolactin, một loạinội tiết tố do tuyến yên tiết ra. Khi nồng độ prolactin trong máu cao, nó sẽtác động làm tăng quá trình tiết sữa. Giáo sư Hiếu cho biết, dù không phải thờikỳ cho con bú, nếu chất prolectin trong cơ thể tăng mạnh thì hiện tượng tiếtsữa cũng xảy ra. Không chỉ với phụ nữ, điều này cũng có thể xảy ra cả vớiđàn ông.

Ngoài ra, trong cơ thể phụ nữ còn có chấtoxytocin cũng liên quan đến quá trình tiết sữa. Oxytocin có tác dụng làm cobóp các xoang sữa, đẩy sữa tràn đầy vào bên trong các ống dẫn sữa ra phíađầu vú. Chất oxytocin càng nhiều sẽ càng làm cho quá trình co bóp xảy raliên tục và mạnh mẽ hơn. Đó chính là nguyên nhân làm sữa bị chảy ra ngoàimột cách tự nhiên, khó kiềm chế được.

Theo giáo sư Hiếu, trong trường hợp chị Thuý và chị Hạnh ở trên, có thể sựnhạy cảm của các dây thần kinh ở đầu vú kém, các cơ dẫn sữa yếu nên khôngkiểm soát được quá trình tiết sữa. Bình thường các cơ này sẽ giữ sữa trongống dẫn, khi có kích thích như nặn bóp hay lực hút từ miệng trẻ thì sữa mớichảy ra ngoài. Hoặc khi các ống dẫn sữa này bị “quá tải”, tức là ngực đãcăng cứng quá mức, sữa cũng bị chảy ra ngoài nhưng chỉ với lượng rất ít vàtrong thời gian ngắn chứ không liên tục. Còn ở đây, các cơ của ống dẫn sữakhông làm tốt chức năng, các sợi cơ yếu, kém đàn hồi nên không giữ được sữaở bên trong. Chị em cần có chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập đều đặn (đặcbiệt là các bài tập cho cơ ngực) trước và cả trong quá trình mang thai đểtăng cường sự dẻo dai cho các cơ thì mới có thể khắc phục một phần tìnhtrạng chảy sữa.

Còn với các trường hợp liên quan đến nội tiết phải đến cơ sở chuyên khoa đểcác bác sĩ khám, làm các xét nghiệm cần thiết nhằm tìm ra nguyên nhân chínhxác, sau đó sẽ có hướng điều trị cụ thể.

Theo Nam Thi
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.