Tái mặt nghĩ đến chăm con ngày Tết

Bé Xún nhà chị không hư, ngoan là đằng khác nhưng bé lúc nào cũng chỉ thích bám mẹ. Chị mà có mặt ở nhà thì bé cứ bám theo nhằng nhẵng chẳng rời mẹ nửa bước.

Bé Xún nhà chị không hư, ngoan là đằng khác nhưng bé lúc nào cũng chỉ thích bám mẹ. Chị mà có mặt ở nhà thì bé cứ bám theo nhằng nhẵng chẳng rời mẹ nửa bước.

"9 ngày nghỉ cơ mà, trốn đâu được!"

Đi làm thì không sao nhưng cứ đến ngày nghỉ là vợ chồng chị Thu (Ngọc Hà, Hà Nội) lại tái mặt, xanh xao vì chăm sóc Gogo. Gogo mới 3 tuổi nhưng bé nghịch như giặc, chẳng lúc nào bé chịu ngồi yên một chỗ. 

Nếu Gogo không lấy ghế trèo lên bàn thì cũng lấy son của mẹ ra bôi choe choét khắp nơi trong nhà, việc cho bé ăn cũng không đơn giản chút nào, bé ăn hết 1 bát cháo đồng nghĩa với việc mẹ phải đưa bé đi rong khắp làng trên xóm dưới. Hoặc phải có món đồ chơi mới trong tay thì bé mới chịu ăn. 

Bữa ăn nào của con cũng kết thúc bằng một màn dọn “bãi chiến trường” hoành tráng nếu ngồi trong nhà, cháo, nước lọc văng tung tóe, đồ chơi vứt lung tung khắp mọi nơi.

Chị Thu tâm sự: “Thứ 7, Chủ Nhật nào với vợ chồng mình cũng dài dằng dặc như bằng mấy tháng. Sáng trưa chiều tối vật vã với tã bỉm, ăn uống, ị đái của con”. 

Bình thường Gogo ở nhà là có cô giúp việc trông. Tối anh chị mới đi làm về, tiếp quản và chơi với con chỉ 1 tiếng sau là cu cậu lên “chuồng” đi ngủ.

Anh Khoa – chồng chị nói: “Tuy 1 tiếng thôi nhưng ‘chất lừ’ đấy nhé, đi làm về mệt lả rồi bị nó 'quần' cho một trận cũng chết dở. May mà 9 giờ tối bé đã ngủ không thì bố mẹ chẳng còn sức đâu”.

1 tiếng “chất lừ” của anh đó là chuyện ăn uống của con, chuyện ném đồ chơi, đồ đạc linh tinh, có lúc bé còn “giấu” nguyên bát cháo vào tủ đồ lót của mẹ khiến mẹ tìm mãi không ra, lúc tìm ra thì ôi thôi...
 
“Nó còn nhỏ chứ lớn tí nữa là ăn roi rồi”, chị tâm sự. Tất cả những điều này khiến anh chị xanh xao mặt mũi khi nghĩ tới chuyện trông con ngày Tết. "Ai ai cũng hăm hở, háo hức đợi mong tới Tết còn nhà mình thì không", anh Khoa hóm hỉnh. 

Cùng cảnh ngộ lo lắng chuyện trông con ngày Tết là nhà chị Liên (Đường cách mạng tháng 8, TP HCM). Nhớ lại lúc bé Linh còn nhỏ, chị Liên tâm sự: “Là con gái nhưng nó hiếu động lắm, suốt ngày nó lôi xềnh xệch giỏ đồ chơi đem đổ từ tầng 3 xuống tầng 1 rồi cười sằng sặc. Đánh mắng, dọa dẫm đủ kiểu nhưng không ăn thua, nó cứ nhơn nhơn”.

Tái mặt nghĩ đến chăm con ngày Tết 1
Ảnh minh họa.

Nhưng từ ngày Linh đi học, nhà cửa im ắng hẳn, đồ đạc lúc nào cũng gọn gàng, ít đổ vỡ hơn trước. "Đó chỉ là lúc đi học thôi chứ nàng ta mà ở nhà cũng kinh khủng lắm. Sắp tới, nghỉ Tết những 9, 10 hôm không hiểu nhà cửa sẽ tan hoang như thế nào nữa", anh chị than thở. 

Chị Thùy Dương (Hoàng Ngân, Hà Nội) chia sẻ: “Công việc của mình cũng khá bận rộn, trước đây đi làm về ‘tiếp nhận' con từ người giúp việc thôi mà mình cũng đã mệt. Cứ nghĩ đến việc 9 ngày Tết tới như 9 ngày Chủ Nhật liền tù tì mà mình thấy phát khiếp”.

Bé Xún nhà chị không hư, ngoan là đằng khác nhưng bé lúc nào cũng chỉ thích bám mẹ. Chị mà có mặt ở nhà thì bé cứ bám theo nhằng nhẵng chẳng rời mẹ nửa bước. 

Ngày Tết, bao nhiêu công việc từ dọn dẹp tới nấu nướng, thăm họ hàng... đều tới tay, chị đã bận bù đầu là thế mà nay “bạn cứ tưởng tượng mình vừa nấu bếp vừa bế Xún, thật khủng khiếp làm sao. Vì thế, chẳng có việc gì mình làm nên hồn”, chị than thở. 

Chị Tú Linh (Trung Yên, Hà Nội) nhớ lại Tết năm ngoái trông con. Biết bao kế hoạch ăn chơi ngủ nghỉ đều bị hoãn hoặc bị thay đổi hết chỉ vì chẳng ai trông con hộ, rồi đến giờ con ngủ, con ị, con quấy, con khóc. 

Cả ngày vợ chồng chị lao đao hết việc ăn tới tắm rồi ị của con, ngày này qua ngày khác khiến anh chị chẳng làm được gì, đi được đâu. 

Tết năm ngoái, cứ nhăm nhe con ngủ là chị lại lọ mọ bếp núc, khách khứa. Người khác thì sau Tết béo ra trông thấy nhưng riêng chị thì gầy đét "xi mô na".

Kinh nghiệm chăm con ngày Tết

Chị Thúy (Lĩnh Nam, Hà Nội) nói: "Trước mình cũng trong tình trạng ngất lên ngất xuống mỗi độ Tết về vì con chẳng ai trông giúp nhưng bây giờ mình rất nhàn. Con nghịch nhiều là do 'thừa năng lượng' nên mình tận dụng triệt để việc này bằng cách giao cho con thật nhiều việc, đương nhiên là vừa sức của con. Cũng may cu nhà mình thích nịch nên thấy mẹ càng khen thì cu cậu càng hăng say làm". 

Tận dụng sự giúp đỡ của mọi người xung quanh là cách mà chị Thanh (Quận 3, TP HCM) thường làm. "Cũng may ông bà nội cũng nhiệt tình chăm con cho, nó nghịch mấy ông bà cũng chịu được nên mình yên tâm gửi gắm và lo Tết nhất", chị nói.
Theo TTVN


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.