Tạm biệt ti giả

Không rõ từ lúc nào ti giả đã trở thành vật bất ly thân của bé. Vậy mà cũng sẽ tới lúc bé phải chia tay mãi mãi với “người bạn” này.

Việc “cai” ti giả dễ gây những dao động tâm lý ở trẻ. Người lớn cần lưu ý quan sát xem bé đã sẵn sàng trước thay đổi mới? Hãy giúp đỡ bé trải qua “cuộc chia li” bằng sự âu yếm và tình thương yêu.

Thời điểm thôi mút ti giả

Thường người ta coi độ tuổi 8 – 9 tháng là thời điểm thích hợp để “cai” ti giả do ở trẻ bắt đầu giảm nhu cầu mút. Như vậy, sau 6 tháng, bạn nên cho bé mút ti giả ít dần. Chẳng hạn, chỉ khi cho bé ngủ. Còn cố gắng dùng những biện pháp khác để dỗ lúc bé quấy. Sau 6 tháng, trẻ quan tâm nhiều hơn đến thế giới xung quanh nên bạn càng dễ đánh lạc sự chú ý của bé và hướng bé tới những sự vật, trò chơi mới.

Bước ban đầu

Trước hết, nên từ chối việc dùng ti giả như liều thuốc “an thần”. Sau 6 tháng chỉ đưa bé ti giả lúc sắp ngủ và ngoài 8 tháng thì nên “cai” hoàn toàn. Tất nhiên, cần chuẩn bị tinh thần trước những biểu hiện thái độ khó chịu của bé. Nhưng không nên chùn bước nếu người lớn đã quyết định. Bạn chú ý tránh thời điểm bắt đầu “cai” ti giả trùng với những thay đổi khác như chuyển nhà, mẹ bắt đầu đi làm, bé ốm.

Nếu lỡ dịp...

Bé giờ đã được 2 tuổi vậy mà vẫn bướng bỉnh không chịu thôi mút ti giả. Trước hết, người ta cần tìm cách giải thích cho trẻ nguyên nhân nên thôi mút. Bé đã có những chiếc răng xinh xắn và mút ti giả có thể làm xấu răng, làm răng mọc lệch lạc, bé có thể phát âm không chuẩn làm mọi người không hiểu bé. Đừng bao giờ vì vấn đề này mà mắng mỏ, so bì bé với các bạn khác. Ngoài dỗ bé, bạn có thể dùng mẹo.

Ti ơi, ti đâu rồi?

Mẹo thứ nhất là giấu ti giả. Chẳng hạn, ngày nghỉ cho bé đi chơi ở nhà ngoại nhưng “quên” mất ti ở nhà. Bạn sẽ thoải mái hơn khi giải thích và đánh lạc hướng chú ý của bé.

Sói cắn

Mẹo thứ hai, cắt quá nửa đầu ti giả để không thể mút được. Mẹ kể bé nghe câu chuyện về con gấu hay con sói từ rừng xuống, thấy ti giả cũng muốn mút nhưng răng quá to nên chẳng may cắn đứt mất.

Khi cho bé ngủ

Tất nhiên, khó khăn nhất đối với bé sẽ là ngủ không mút ti. Để việc thôi mút ti diễn ra nhẹ nhàng hơn, khoảng trước khi “cai” 1 tháng, mẹ nên thử tập cho bé những “thói quen” mới trước khi đi ngủ, chẳng hạn như đọc thơ bé nghe, xoa lưng, hát ru...

Thay thế bạn cũ

Nhất định bạn nên nghĩ ra đồ vật gì đó thay thế ti giả cho bé. Chẳng hạn cho bé chọn một thú bông đáng yêu, sẽ cùng ngủ với bé. Những trò vui thú vị của cả gia đình và vòng tay yêu thương của bố mẹ sẽ hỗ trợ bé trải qua giai đoạn khó khăn này.

Những tình cảm tích cực

Trước cảnh bé khóc, quấy, ăn vạ, đòi trả ti giả, bạn đừng tức giận mà phải tỏ ra thông cảm, bé vừa mất “người bạn” thân thiết. Hãy bao bọc bé bằng sự âu yếm và tình thương, dành cho bé nhiều thời gian. Thêm một lời khuyên nữa là năng đi dạo ngoài trời cùng bé. Trẻ dễ quên trước những ấn tượng mới. Và cuối cùng nghiêm túc tuân thủ quyết định được thông qua, không chùn bước!

Theo



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.