Thắc mắc quanh việc uống sữa ngoài

Khi mẹ không đủ sữa, bé thường phải ăn ngoài. Hàng loạt những câu hỏi khác nhau xung quanh việc bú bình của bé sẽ được giải quyết nhanh chóng trong các tình huống dưới đây.

Con tôi được 7 tháng tuổi nhưng thường xuyên bị táo bón. Điều này có phải do sữa mà cháu đang uống được bổ sung quá nhiều chất sắt hay không?

Đây chỉ là sự nhầm lẫn của bạn mà thôi bởi chưa có một thông tin cụ thể nào cho biết rằng, có sự liên quan "mật thiết" giữa việc bị táo bón và hàm lượng sắt bổ sung trong sữa.

Để tránh tình trạng này, bạn nên thường xuyên giúp cháu xoa bóp và vận động vùng bụng, ruột hàng ngày bằng cách nhẹ nhàng đặt cháu nằm ngửa rồi nâng đầu gối cháu cao lên cho tới khi đầu gối chạm vào ngực. Cứ thế làm bất cứ lúc nào thuận lợi cho cả hai mẹ con. Bài tập này cùng việc massage bụng thường xuyên sẽ giúp cháu tiêu hóa tốt và tránh táo bón.

Loại sữa mà con tôi đang uống rất ngọt cho dù tôi đã pha sữa đúng công thức. Liệu tôi có cần cho thêm nước để nó nhạt bớt đi? Thỉnh thoảng cháu hay bị trớ khi uống sữa. Vị ngọt quá độ có gây nên tình trạng?

Hầu hết các loại sữa bột đúng tiêu chuẩn đều được chế biến giống với sữa mẹ và có đủ chất dinh dưỡng. Vì thế, bạn nên cho thêm nhiều nước để làm loãng sữa. Điều này còn có thể gây nên sự mất cân bằng khoáng chất trong cơ thể.

Thông thường, bé bị trớ không phải do độ đậm nhạt của sữa. Nguyên nhân có thể bởi bé bị dị ứng với loại sữa này hoặc do ảnh hưởng của thời tiết.

Tôi có nên thay đổi thường xuyên các loại sữa bột cho cháu để tìm ra loại sữa tốt nhất hay không?

Thực ra điều này cũng không có hại. Tuy nhiên, việc thay đổi sữa thường xuyên có thể khiến bé sụt cân hoặc táo báo. Chỉ trong trường hợp thấy bé dị ứng hoặc hay bị nôn trớ, đầy hơi với loại sữa đang uống,bạn mới nên đổi sữa cho bé.

Tôi vẫn phải cho bé bú ngoài song song với việc bú sữa mẹ bởi tôi không có nhiều sữa. Vậy xin hỏi cách tốt nhất để hòa cả sữa mẹ với sữa ngoài là như thế nào? Tôi có nên dùng sữa mẹ thay thế cho nước để pha sữa bột hay không?

Trước mỗi cữ bú, thay vì hòa chung hai loại sữa vào một cái chai, bạn hãy cứ cho bé bú mẹ cho tới khi nào bé ngừng hoặc bạn không còn sữa nữa. Điều này tránh làm lãng phí sữa mẹ trong trường hợp em bé không uống hết được cả hai chai sữa pha chung. Sau đó, bạn mới pha sữa ngoài theo công thức bình thường cùng với nước ấm rồi cho bé bú tiếp.

Tôi đang muốn cai sữa cho cháu nhưng dường như cháu không thích bú bình. Có phải do vị sữa ngoài khác với sữa mẹ?

Không chắc đã phải do vị của sữa mà có thể là tại núm vú giả bạn đang sử dụng. Hãy thay thế một núm vú khác mềm hơn, êm hơn và vắt sữa mẹ để cho bé bú bình thay vì ngay lập tức uống bằng sữa bột. Bé cần nhiều thời gian để làm quen từ từ với sự thay đổi này.

Nhiệt độ nước lý tưởng nhất để pha sữa cho bé?

Hãy chắc chắn rằng nước pha sữa phải từ 60 độ C vì ở nhiệt độ này, các loại vi khuẩn mới hoàn toàn bị tiêu diệt.

Con tôi thường không uống hết sữa. Tôi có nên cất phần sữa còn lại vào tủ lạnh để cho cháu bú tiếp trong lần sau?

Trong vòng 1 giờ sau đó mà bé không uống hết, bạn hãy bỏ phần sữa đó đi. Vi khuẩn trong nước bọt của bé có thể làm hỏng sữa kể cả khi bạn đã cho vào trong tủ lạnh. Tuy nhiên, sữa mới pha và đựng trong bình sạch có thể cất trong tủ lạnh tới 48 giờ, nhưng trong trường hợp sữa đã được làm ấm một lần, dù bé chưa uống chút nào thì bạn nên đổ đi nếu sau hai giờ mà sửa chưa được sử dụng.

Theo Diệu Ly



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.