Thóp trẻ thở "phập phồng" có nguy hại?

Một số bà mẹ thắc mắc sờ tay lên thóp thở của trẻ thấy phập phồng có ảnh hưởng tới sức khỏe? Thóp thở bao nhiêu là phù hợp, thóp thở rộng có cần khám, chữa? Phải gọi là thóp không thở Theo TS Phạm Thị Xuân Tú, khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi TW, con người ta thở bằng phổi, trao đổi oxy tại phổi. Còn từ thóp thở là không đúng, mà phải gọi là thóp không thở. Các em bé sinh ra có hai thóp

Một số bà mẹ thắc mắc sờtay lên thóp thở của trẻ thấy phập phồng có ảnh hưởng tới sức khỏe? Thópthở bao nhiêu là phù hợp, thóp thở rộng có cần khám, chữa?

Phải gọi là thóp không thở

Theo TS Phạm Thị Xuân Tú, khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi TW, con người tathở bằng phổi, trao đổi oxy tại phổi. Còn từ thóp thở là không đúng, màphải gọi là thóp không thở. Các em bé sinh ra có hai thóp. Thóp trướchình tứ giác được giới hạn bởi 2 xương đỉnh và 2 xương trán. Thóp sauhình tam giác giới hạn bởi 2 xương đỉnh và xương chẩm. Thóp là chỗ xươngchưa che kín hết hộp sọ.

Thóp trẻ thở "phập phồng" có nguy hại?

Hiện tượng thóp phập phồng là do thóp là vùng não của bé tạm thời chưa được lấp kín bằng xương

Thóp và các khe khớp giúphộp sọ tăng thể tích khi não bé phát triển. Bình thường thóp sau liềnngay sau đẻ, nhưng có thể  kéo dài đến tháng thứ 3 sau đẻ ở các bé đủtháng. Thóp trước thường liền từ 12 tháng đến 15 tháng.

Thóp hẹp so với tuổinhưng vòng đầu bình thường cũng phải chú ý vì khi thóp liền sớm thì nãokhó phát triển được. Nếu cho con uống nhiều canxi quá thì nên dừng,nhưng thóp bé mà vòng đầu nhỏ so với tuổi thì chúng ta cần phải tìmnguyên nhân gây não bé. Lúc đó bạn cũng phải đưa trẻ đến khám bác sĩ.

Thóp phập phồng - bệnh còi xương


TS Tú nhấn mạnh, hiện tượng thóp phập phồng là do thóp là vùng não củabé tạm thời chưa được lấp kín bằng xương, được bảo vệ bằng 3 lớp vỏ bọc,giữa các lớp đó còn có các chất lỏng thực hiện vai trò giảm chấn độngcho bé. Thóp phập phồng có thể gặp ở các bé có thóp rộng. Thóp quá rộng,đầu quá to là bệnh lý, thường hay gặp sau xuất huyết màng não, viêm màngnão mủ.

Thóp còn có thể căngphồng liên tục gặp trong trường hợp áp lực trong sọ tăng, cần đi khámbác sĩ vì là triệu chứng của nhiều bệnh, cần khám để tìm các triệu chứngkèm theo để chẩn đoán bệnh. Thóp có thể bị lõm thường gặp trong tìnhtrạng mất nước, gặp trong trường hợp bé bị ỉa chảy nhiều nước, nôn nhiều...Cần bổ sung thêm nước cho bé như ORS và phải đi khám bác sĩ.

Thóp rộng so với tuổi thường gặp trong bệnh còi xương. Phải tìm thêm cácdấu hiệu khác của còi xương để chẩn đoán. Cần khám bác sĩ để bổ sungvitamin D và canxi. Phòng còi xương nên cho trẻ tắm nắng buổi sáng đểánh nắng tiếp xúc trực tiếp với da của trẻ, trong 10 - 15 phút.

Không tắm nắng sau 9 giờsáng vì có nhiều tia cực tím, có hại cho trẻ, không để trẻ nhìn về phíamặt trời. Không cho trẻ ăn dặm quá sớm, khi trẻ đến tuổi ăn dặm, cho trẻăn đầy đủ các chất trong ô vuông thức ăn. Bảo vệ thóp không có gì đặcbiệt. Chú ý không để vật nhọn chạm vào thóp bé.

Theo Phạm Hằng
Bee



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.