Trẻ béo phì và những hệ quả

Béo phì khiến cơ thể “quá khổ” do lượng mỡ tích tụ dư thừa, gây nhiều tác hại cho sức khỏe. Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM, cho biết, trong điều trị béo phì trẻ em, việc hạn chế  trẻ ăn tự do theo sở thích và thuyết phục trẻ ăn ít không hề đơn giản.

Béo phì khiến cơ thể “quá khổ” do lượng mỡ tích tụ dư thừa, gâynhiều tác hại cho sức khỏe. Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởngkhoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM, cho biết, trong điều trị béophì trẻ em, việc hạn chế  trẻ ăn tự do theo sở thích và thuyết phục trẻ ănít không hề đơn giản.

Nguyên nhân và hệ quả của béo phì

Ở nhiềunước, thừa cân và béo phì được phân biệt rõ. Tại Việt Nam, nói đến béo phìthường bao gồm cả hai. Trong y học, béo phì là lúc lượng mỡ dư tích tụ trongcơ thể gây tác hại đến sức khỏe. Các bác sĩ thường dùng chỉ số cân nặng sovới chiều cao hoặc chỉ số BMI để đánh giá trẻ có béo phì hay không (cânnặng/chiều cao > 120% giá trị chuẩn, BMI vượt ngưỡng qui định theo tuổi vàgiới…). Người ta ít đánh giá trẻ dưới hai tuổi bị béo phì vì cơ thể cònnhiều khả năng điều chỉnh sau đó và đang phát triển nhanh.

Nguyênnhân béo phì có thể do bệnh lý: bệnh về nội tiết (suy giáp, cường insulin…),di truyền (hội chứng Prader-Wili, hội chứng Turner’s…), hay do cung quá cầu:trẻ ăn quá nhiều nhưng tiêu hao quá ít. Trẻ dễ bị béo phì hơn nếu có ba mẹbéo phì do yếu tố di truyền hoặc ảnh hưởng từ lối sống của gia đình.

Trẻ béo phì và những hệ quả

Ảnh minh họa

Béo phìgây ra nhiều hậu quả: bệnh tim mạch, tiểu đường, tổn thương khớp, gan nhiễmmỡ, học hành chậm chạp, các tổn thương về tâm lý… Đa số trẻ béo phì sẽ trởthành người lớn béo phì.

Nên tìmcách để ngăn ngừa sự tăng cân quá mức của trẻ.

Điều trị béo phì là thay đổi cả lối sống

Quy tắcđầu tiên của phương pháp điều trị béo phì là cần có sự hợp tác tích cực từphía gia đình của trẻ và bản thân trẻ. Mục tiêu là phải thay đổi lối sống màbé đã quen trong thời gian dài. Nếu không tuân thủ theo qui tắc này thì tỉlệ thất bại rất cao, khả năng trẻ bị béo phì nặng hơn cũng khó tránh khỏi.Do đó, gia đình và bé sẽ được bác sĩ tham vấn trước khi đưa ra quyết địnhđiều trị. Mỗi trường hợp béo phì có nguyên nhân khác nhau vì vậy phương phápđiều trị ở mỗi trẻ béo phì cũng khác nhau. Nếu trẻ có biểu hiện các biếnchứng béo phì hoặc trên 7 tuổi bị béo phì mức độ nặng, trẻ phải được điềutrị giảm cân, nhưng cần có sự kiểm soát của bác sĩ dinh dưỡng do cơ thểtrẻ đang tăng trưởng không thể máy móc áp dụng chế độ của người lớn. Với trẻbéo phì mức độ trung bình và chưa có biến chứng, chúng ta cần có chế độ ănuống và luyện tập thích hợp để giúp trẻ đứng cân và tăng chiều cao. Khi bécó chỉ định giảm cân, sau mỗi tháng điều trị, bé cần giảm khoảng 500g, vìnếu trọng lượng giảm quá nhanh có thể gây tổn thương về tâm lý hay biếnchứng ở gan, mật...

Trongviệc ăn uống của trẻ, nên theo thực đơn của bác sĩ, đảm bảo đầy đủ dưỡngchất cần thiết cho trẻ phát triển như đạm, vitamin, chất khoáng… Vẫn khuyếnkhích trẻ uống sữa, nhưng sử dụng sữa ít béo hoặc không béo, không đường.Không nên cho trẻ ăn khuya.

Hạn chếtối đa cho trẻ ăn những thức ăn giàu năng lượng rỗng như nước ngọt, các loạithức ăn có chứa nhiều chất bột đường, chất béo, dầu mỡ, các món chiên, xào…

Vớinhững trẻ thích ăn vặt, có thể cho bé chơi các trò chơi có tính giáo dục đểbé quên cảm giác thèm ăn. Nếu trẻ vẫn đòi ăn thì nên cho bé ăn “độn” nhữngmón nhiều chất xơ như trái cây, nước ép hoa quả không đường, khoai lang, cácloại rau…

Trongquá trình điều trị, gia đình không nên chỉ trích trẻ nhằm tránh tìnhhuống bé có những phản ứng không tốt, quá trình điều trị sẽ dễ thấtbại.Trong giai đoạn trẻ bắt đầu phải thay đổi lối sống, tâm lý ít nhiều cũngbị ảnh hưởng. Cha mẹ nên tập cho bé quen dần với lối sống năng động. Ví dụ:khi bé học bài thuộc lòng, có thể khuyên bé vừa đi vòng quanh phòng vừa học,cũng là một cách giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể. Hãy khuyến khích trẻ đi bộhoặc đạp xe khi có thời gian rảnh. Cho bé chơi những môn thể thao có sứcbền. Không nên ép trẻ chơi những môn vận động quá nặng như cử tạ vì có thểlàm ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của bé.

Để đạtđược hiệu quả tối đa, trước tiên người lớn trong gia đình phải là những tấmgương tiên phong trong “cuộc chiến chống béo phì”. Ngoài ra, không nên ápdụng biện pháp “cấm đoán” mà nên dùng biện pháp "thay thế", như thay thế mónchiên xào bằng món luộc hấp, thay lon nước ngọt bằng một ly nước lọc, thaydĩa cơm tấm bì chả bằng một tô bún mọc nhiều rau…, không để bé ngồi xem tivi mà có thể dắt bé đi công viên, nhà sách…

Phụhuynh cần hiểu rằng “để bé béo phì ăn ít lại” là một quá trình hợp tác,quyết tâm lâu dài giữa gia đình bệnh nhân, trẻ béo phì và bác sĩ. Có nhiềutrường hợp lúc nhỏ trẻ bị suy dinh dưỡng, khi lớn gia đình lại cho bé ănnhiều, liên tục không kiểm soát, kết quả bé bị béo phì cần điều trị. Để ngănngừa tình trạng trên, phụ huynh nên đưa bé đi khám sức khỏe định kỳ để đánhgiá sự phát triển thể chất, tinh thần, phát hiện các bệnh lý, trong đó cóthừa cân béo phì.

Theo Nguyên Hạnh
PNO



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.