Trẻ em bị lao sơ nhiễm

Lao sơ nhiễm là thể lao chủ yếu gặp ở trẻ em. Trong những năm gần đây tuy chúng ta đã có rất nhiều cố gắng trong công tác phòng và chống lao, nhưng bệnh lao vẫn còn là mối đe dọa đối với sức khỏe của nhân dân ta, nhất là các cháu nhỏ.

Tình hình lao sơ nhiễm của trẻ em nước ta hiện nay vẫn còn khá phổ biến. Đây là thể bệnh đầu tiên khi trực khuẩn lao (BK) vào trong cơ thể trẻ em gây nên các biểu hiện bệnh lý trên lâm sàng, tổn thương trên X quang và phản ứng Tuberculin dương tính. Qua thống kê theo dõi những trẻ em mắc lao, người ta thấy phần lớn lao sơ nhiễm xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 4 tuổi, và trên 50% các em này có tiếp xúc với nguồn lao trong gia đình. Những người mắc lao phổi có BK dương tính trong đờm là nguồn lây quan trọng nhất, dễ lây bệnh cho trẻ. Trực khuẩn lao theo đờm rãi của những bệnh nhân này bắn ra chung quanh khi họ ho, khạc nhổ và lọt vào đường hô hấp của trẻ em sống gần đấy gây ra lao sơ nhiễm ở phổi các em.

Về triệu chứng, nói chung những biểu hiện của bệnh rất mơ hồ, không có gì đặc hiệu dễ nhầm với một viêm nhiễm ở phổi khác. Trẻ mắc lao sơ nhiễm thường sốt nhẹ về chiều kéo dài, cũng có khi sốt cao 38 - 39 độ C, nhất là về đêm. Trẻ không tăng cân, gầy dần, biếng ăn, bỏ bú, ra mồ hôi trộm, ho cơn... Điều trị bằng các thuốc kháng sinh thông thường bệnh không khỏi, hoặc chỉ tạm thời giảm sốt, giảm ho một thời gian ngắn rồi đâu hoàn đấy, có khi còn nặng hơn trước.

Trước một trẻ em có triệu chứng như vậy, chúng ta phải nghĩ đến lao nhiễm, chú ý phát hiện nguồn lây bệnh, nhất là những nguồn lây trong gia đình, đồng thời đưa trẻ đến chuyên khoa lao khám phát hiện bệnh.

Trẻ bị lao sơ nhiễm phải được chữa sớm ngay sau khi bệnh được phát hiện. Với các thuốc chống lao hiện nay, chắc chắn trẻ sẽ được chữa khỏi.

Để trẻ em không bị lao sơ nhiễm, các bậc bố mẹ cần chú ý thực hiện tốt mấy biện pháp sau đây:

Tiêm vacxin BCG cho trẻ mới đẻ. Đây là biện pháp phòng bệnh lao rất hữu hiệu, các bà mẹ cần lưu ý không để bỏ sót.

Phát hiện và điều trị sớm các nguồn lây bệnh, nhất là nguồn lây trong gia đình.

Như trên đã nói, nguồn lây bệnh cho trẻ thường là người mắc lao, mà chủ yếu là ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình hoặc láng giềng gần đây. Cũng vì vậy việc khám phát hiện, điều trị kịp thời và quản lý tốt những người mắc bệnh lao là hết sức quan trọng để phòng chống bệnh lây lan, tránh nguy cơ gây lao sơ nhiễm ở trẻ em.

Trên đây là hai biện pháp tích cực nhất. Ngoài ra, các bậc bố mẹ cần nuôi dưỡng, chăm sóc con chu đáo, chú ý đến những biêu rhieenj bát thường ở trẻ để phát hiện và điều trị sớm lao sơ nhiễm ngay khi trẻ có những dấu hiệu khả nghi đầu tiên. Nếu mọi bậc bố bố, mọi gia đình đều thực hiện tốt các việc nói trên, chắc chắn tỷ lệ mắc bệnh của trẻ em sẽ giảm và lao sơ nhiễm sẽ không còn là mối đe dọa lớn của con em chúng ta nữa.

Theo BS Hương Liên



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.