Trẻ học gì từ dịp sum họp đầu năm?

Tết đến, đứa trẻ nào cũng háo hức được sắm quần áo mới, được người lớn mừng tuổi, gặp mặt bà con xa quê về đoàn tụ. Nhờ thế, phần nào trẻ nhận được những bài học về lễ nghĩa, nguồn cội cũng như những “bài học đạo đức gia đình” trong những ngày sum họp dịp Tết.

Tết đến, đứa trẻ nàocũng háo hức được sắm quần áo mới, được người lớn mừng tuổi, gặp mặtbà con xa quê về đoàn tụ. Nhờ thế, phần nào trẻ nhận được những bàihọc về lễ nghĩa, nguồn cội cũng như những “bài học đạo đức gia đình”trong những ngày sum họp dịp Tết.

Người Việt ta có câu“Mùng Một tết cha, mùng Hai tết mẹ, mùng Ba tết thầy” gắn liền vớitruyền thống đạo lý của dân tộc. Thế nhưng làm sao để trẻ hiểu vàthực hiện thì không phải ai cũng làm được. Thời hiện đại, nhiềungười nghĩ đơn giản ngày tết là để chúc tụng, nhậu nhẹt, giao lưu,du lịch… Chị Hoa (Biên Hòa, Đồng Nai) đã lên kế hoạch cho cả giađình về quê đón tết từ tháng trước. 

Trẻ học gì từ dịp sum họp đầu năm?

Ảnh minh họa

Chị cho biết: “Nămnay cả nhà tôi về quê ở Cẩm Thủy, Thanh Hóa đón tết. Đã ba năm khôngvề dù ông bà thi thoảng cũng vào thăm con cháu. Điều quan trọng làcho mấy đứa trẻ đi thăm suối cá thần, chùa chiền và cả nhà sẽ dự lễhội đầu năm ở quê để cầu may cho năm mới”. Anh Thanh (quê nội ởĐà Nẵng) thì có kế hoạch: “Tết nay, mùng Một tôi cho thằng lớn vềquê bạn cùng lớp chơi, chúng nó thân thiết lắm. Mùng Hai, cả nhà đisuối Tiên. Hai năm rồi chưa về quê thăm ông bà nhưng mỗi tuần vẫngọi điện thăm hỏi đều đặn, tết nào cũng có quà mừng các cụ”.

Có nhiều lý do khiếnkhông ít gia đình hiện nay không thể đoàn tụ cùng ông bà, dòng tộc.Phần vì lý do địa lý, điều kiện kinh tế không cho phép; nhưng cũngkhông ít gia đình có điều kiện nhưng vẫn nại đủ lý do để không thểđoàn tụ gia đình. Dần dà, họ xem việc sum họp gia đình cũng khôngquan trọng.

Mấy ai ngờ rằng,không ít trẻ đang gánh chịu hậu quả của việc giáo dục gia đình; trẻkhông nhớ về nguồn cội, tổ tiên. Lỗi ấy thuộc về các bậc cha mẹ. Cóngười tranh thủ tết để xả stress, được thỏa mãn những thú vui, sắmquần áo đẹp mà quên mất những bài học lễ nghĩa từ ông bà, cha mẹ.Chính vì thế, trẻ em cũng bị ảnh hưởng bởi lối sống thời kinh tế thịtrường, theo nguyên tắc “cùng chỗ nhưng không cùng lợi ích” ăn sâuvào tâm hồn trẻ. Trẻ nhiễm dần căn bệnh thờ ơ, vô cảm, “đèn nhà ainấy rạng”.

Để trẻ sống chan hòa,có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, dịp họp mặt giađình đầu năm cũng chính là bài học thiết thực nhất. TS giáo dụcNguyễn Minh Thức (Đại học Nguyễn Huệ) cho rằng: “Trong thời điểmgiáp tết này, cha mẹ hãy lập cho con kế hoạch cụ thể, đặc biệt làngày mùng Một tết, để cả nhà đoàn tụ.

Trong ngày ấy, nêntạo điều kiện cho con trẻ bộc lộ những tâm tư, nguyện vọng của bảnthân, thậm chí cả những khiếm khuyết của cha mẹ mà chính họ chưanhận ra. Giúp trẻ thổ lộ những khó khăn vướng mắc cũng như nhữnghoài bão, những dự định cho tương  lai của trẻ”.

TS Thức nhấn mạnh: “Tếtlà thời gian đoàn tụ gia đình, giao lưu bạn bè. Cha mẹ sẽ rất tự hàokhi thấy con cái tỏ ra ngoan ngoãn, nói năng lễ phép, hiếu thảo vớiông bà, chú bác; có cử chỉ đẹp với những người xung quanh. Hãy dạytrẻ những kỹ năng ứng xử cần thiết cũng là hình thành đức tính tốtcho trẻ sau này”.

Theo NguyễnVăn Công
PNO



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.