Trẻ loạn tâm thần vì học

Sau một thời gian học theo lịch kín mít, Quân trở nên khác lạ: ngồi trong lớp chỉ nói chuyện luyên thuyên hoặc gây sự bạn, không "đếm xỉa" gì đến cô giáo.

Sau một thời gianhọc theo lịch kín mít, Quân trở nên khác lạ: ngồi trong lớp chỉ nói chuyệnluyên thuyên hoặc gây sự bạn, không "đếm xỉa" gì đến cô giáo.  

Áp lực và sự kỳvọng quá mức của cha mẹ trong việc học tập của con em là một trong nhữngnguyên nhân chính khiến nhiều trẻ bị rối loạn tâm thần.

Nghỉ hè có... hai ngày

Nhìn con mặt méo xệch,cắp cặp đi học thêm khi vừa tổng kết năm học được đúng hai ngày, chịTrần Hoàng Anh ở Quan Hoa, Cầu Giấy (Hà Nội) thở dài: “Năm nay cháuthi vào lớp 6, tôi muốn đăng ký thi vào một số trường chuyên của thànhphố, vì thế cháu bắt buộc phải học thêm để củng cố kiến thức”.

Trẻ loạn tâm thần vì học

Một học sinh bị loạn tâm thần đang được thăm khám tại Viện sức khỏe tâm thần, BV Bạch Mai. Ảnh: Kim Anh


Còn bé Hoàng Quân, con chị Hoàng Anh, mếu máo: “Con không muốn đi họcnữa, con chán học lắm rồi!”.

Cùng cảnh “học như máy” với Hoàng Quân là Như Quỳnh ở Hoàng Mai, Hà Nội.Em vừa thi tốt nghiệp THPT và giờ lại quay cuồng ôn luyện để thi vào lớp10 một trường có tiếng. Anh Hà, bố Như Quỳnh, quyết liệt: “Không họcthì làm sao thi đỗ được, một chọi đến mấy chục người chứ có ít đâu. Conngười ta học ngày học đêm ngay từ trong năm học, con mình mới “chạy nướcrút” có mấy tháng, ăn thua gì!”.

Cha mẹ ép, consinh bệnh

Hoàng Quân sẽ phải chạymãi theo lịch học thêm kín mít do gia đình sắp đặt nếu như không có cuộcđiện thoại của cô giáo dạy thêm gọi cho mẹ Hoàng Quân. Theo đó,Quân ngồi trong lớp học chỉ ngủ hoặc nói chuyện luyên thuyên với bạn,thậm chí gây sự để đánh bạn chứ không hề ghi chép bài vở hay trả lời câuhỏi của giáo viên.
 
Lo lắng, chị Hoàng Anh đưa con đi khám tâm lý thì được biết, Quân bị rốiloạn tăng động và cần phải được điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cònanh Hà sau cả tuần thấy Như Quỳnh lầm lỳ, cáu bẳn và ăn uống rất ít,người lờ đờ, mệt mỏi, đã đưa con đi BV khám. Bác sĩ kết luận em bị rốinhiễu tâm trí.

Theo bác sĩ Dương Đình Phúc, Chủ nhiệm khoa Tâm thần kinh, Bệnh việnQuân đội 354, trẻ em có thể bị rối nhiễu tâm trí bất kể sống trong điềukiện khá giả hay nghèo, ở nông thôn hay thành thị. Biểu hiện rối nhiễutâm trí rất đa dạng, nhưng phổ biến là các rối loạn tăng động, khó chúý, rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn ám ảnh sợ xã hội và trầm cảm. Nguyênnhân dẫn đến rối nhiễu tâm trí phần lớn mang yếu tố di truyền. Tuynhiên, theo bác sĩ Phúc, sức ép học tập ngày càng nặng nề do chươngtrình học, chế độ thi cử, tâm lý chuộng bằng cấp và cả việc bố mẹ kỳvọng quá mức vào con mình vô tình đã tạo áp lực quá lớn cho trẻ, khiếnngày càng có nhiều trẻ em bị rối nhiễu tâm trí.

Để đề phòng rối nhiễu tâm trí, không nên tạo cho trẻ áp lực học hành quálớn. Cần kết hợp giữa học tập chính khóa với các hoạt động ngoại khóanhư đi tham quan, tập thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ.

Theo Phổ Ninh
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.