Vật vã kèm con học bài

Chị Quyên toát hết mồ hôi, nắn nót mãi mới viết xong được chữ mẫu. Thế mà khi nhìn vào vở, bé Linh lại khóc tướng lên và giãy đành đạch bắt đền vì "mẹ làm bẩn vở của con”.

Chị Quyên toát hết mồ hôi,nắn nót mãi mới viết xong được chữ mẫu. Thế mà khi nhìn vào vở, bé Linh lạikhóc tướng lên và giãy đành đạch bắt đền vì "mẹ làm bẩn vở của con”.

Đối với học sinh tiểuhọc, vai trò phụ huynh trong việc kèm con học ở nhà rất quan trọng. Ở lứatuổi này, nhiều trẻ chưa hình thành ý thức tự giác, chưa biết cách sắp xếpthời gian hợp lý nên cha mẹ phải luôn theo sát. Tuy nhiên, rất nhiều phụhuynh cảm thấy không dễ dàng khi làm việc này.

Dạy con học mà như... đánh vật.

Bé Thu Linh nhà chị Quyên (GiảngVõ, Hà Nội) đang học lớp một. Mỗi chiều, vừa đón con ở trường về là cả nhàchị vội vàng cho bé Linh tắm giặt rồi ăn uống thật nhanh để còn kịp ngồi vàobàn học. Ở nhà chị, không chỉ bé Linh  mà cả hai vợ chồng Quyên cũng "học". Haimẹ con vừa ê a đánh vần, vừa xoay trần tập viết. Chương trình học của béLinh chủ yếu là tô chữ và học các con số, lúc đầu chị Quyên nghĩ là đơn giảnnhưng thực chất lại không hề dễ.

Chị viết mẫu theo sách rồi cho con tập viết theo. Chữ thường còn dễ, còn chữhoa thì nhiều khi phức tạp, rối rắm quá nên chị Quyên phải nắn nót mãi mớiviết được. Nhìn con chữ uốn lượn lên xuống rất nhiều đường nét mà chị hoa cảmắt, toát hết mồ hôi mới “vẽ” xong được chữ mẫu tương đối giống chữ in trongsách. Thế mà khi nhìn chữ mẹ viết, bé Linh khóc tướng lên và giãy đành đạchbắt đền: "Hu hu, mẹ làm bẩn vở của con rồi”. Nhìn vào vở, chị Quyên phải tựthừa nhận là mình viết xấu quá.

Vật vã kèm con học bài
Nhiều người cảm thấy như đánh vật khi dạy con học

Mình bây giờ chỉ quendùng bàn phím máy tính, có mấy khi viết bằng tay nữa đâu, mà lại phải ngồitập viết các kiểu chữ hoa cải tiến nhiều nét uốn lượn, thấy vất vả như đangcố sáng tác nghệ thuật vậy”, Quyên nói.

Chị Bình ở phố Hoàng Văn Thái(Thanh Xuân, Hà Nội) cũng có lần bị cậu con trai 9 tuổi "ăn vạ" thay vì cảmơn công lao khó nhọc giúp nó giải toán. Hôm đó khi đi học về, cu Khánh mặtmày bí xị, nhăn nhó bảo mẹ: “Mẹ làm toán cho con sai rồi, cô bảo đáp sốđúng nhưng cách giải sai nên con vẫn bị điểm kém”. Bình chưng hửng, vìbài toán gây họa đó, tối hôm trước chị phải suy nghĩ đến 30 phút mới tìm racách giải để giảng lại cho con. Chỉ vì chị Bình giải theo cách được học ngàyxưa, khác với chương trình bây giờ nên cô giáo không chấp nhận.
 
Cũng như chị Quyên, Bình rất vất vả khi kèm con học. Năm nay, cu Khánh họclớp bốn nên lượng bài tập ở nhà khá nhiều, tối nào cũng “ngốn” hết của haimẹ con gần ba giờ đồng hồ. Nhiều hôm cu Khánh buồn ngủ, ngủ gật cả trên bànhọc rồi mà bài tập vẫn chưa làm xong.

Học đi đôi với... roi

Sau một học kỳ, nghe cô giáothông báo con trai mình đứng gần cuối lớp về việc học, vợ chồng anh Hưng (ChươngDương, Hà Nội) rất bực mình vì họ đã thuê gia sư cho con mà kết quả vẫn lẹtđẹt như vậy. Anh Hưng quyết tâm thu xếp thời gian để tự kèm con học. Nhưngtính anh rất nóng nảy nên kèm cặp cu Hoà là một việc đáng sợ đối với cả haibố con.

Tối nào cũng vậy, đến giờ học của cu Hòa là căn nhà vang lên tiếng quát tháo,nạt nộ ầm ĩ của ông bố, xen lẫn tiếng khóc thút thít của cậu con trai, hàngxóm ở tận cuối dãy cũng nghe rõ. Thằng bé nghe bố quát càng khiếp vía, chẳngchữ nào lọt nổi vào đầu. Nó vừa mếu máo quệt nước mắt vừa cúi gằm mặt cố làmtoán, giải đi giải lại 4 - 5 lần mà sai vẫn hoàn sai, khiến ông bố càng điêntiết, mắng chửi to hơn. Có hôm, anh Hưng cầm luôn cái cán chổi vụt vào môngcon mấy cái rồi bỏ ra ngoài uống nước, mặc cho cu Hoà ngồi khóc rấm rứt mãi.

Chẳng cần đoán cũng biết sau một thời gian được bố kèm cặp, chẳng những kếtquả học tập của Hoà không khá lên được bao nhiêu mà cu cậu còn tỏ ra sợ hãimỗi khi ai đó nhắc đến chuyện học hành, bài vở của mình.

Chị Nguyễn Hồng Vân ởtập thể Thành Công (Hà Nội) cũng mệt mỏi vì chuyên học hành của Nam, cậu contrai đang học lớp hai vừa nghịch vừa bướng. Tối nào chị Vân cũng phải ngồicạnh để “canh” cho con học. Tính Nam rất hiếu động, mải chơi nên chỉ cần mẹkhông có bên cạnh là Nam dừng bút, gấp vở, tay vớ cái nọ, chân nghịch cáikia. Thế nên, cứ ăn cơm xong là chị Vân phải gác hết mọi việc lại để ngồi “ốp”. Bêncạnh, lúc nào chị cũng để sẵn cái roi làm “động lực” giúp cậu con trai tậptrung vào bài.

Một bài chính tả chỉ có 5 dòng mà chị Vân phải đọc trong gần một giờ, Nammới viết xong. Cứ được vài chữ là cu cậu lại kêu mỏi tay, khát nước hay buồnđi tè… để ngừng học. Rất nhiều lần, chiếc roi của Vân đã phải in mấy vếttrên mông cu cậu.
"Chẳng biết nhà khác thế nào chứở nhà tôi, kèm từng tí một như thế mà thằng bé vẫn không học khá lên đượcchút nào. Tôi cũng chẳng biết làm thế nào để nó có hứng thú với việc học nữa”.

Cần có một phương phápkhoa học

Vật vã kèm con học bài
Đối với học sinh tiểu học, vai trò phụ huynh trong việc kèm con học ở nhà rất quan trọng

Theo cô giáo Nguyễn Thị Khánh,Trường Tiểu học Chu Văn An, Hà Nội, đa phần phụ huynh không có kỹ năng sưphạm. Chương trình học hiện nay của trẻ so với thời của  họ đã khác rấtnhiền nên việc dạy kèm con học ở nhà không hề dễ dàng, đòi hỏi rất nhiềulòng kiên nhẫn. Do đó, nên chú trọng việc động viên, khuyến khích để tạo tâmlý học thoải mái nhất cho con chứ đừng bắt ép hay quát mắng. Trẻ căng thẳng sẽcàng khó tiếp thu bài và chắc chắn sẽ không thể có được kết quả như mongmuốn. Đồng thời, cần có sự trao đổi, liên kết chặt chẽ giữa cô giáo và phụhuynh về tình hình học tập của trẻ để tìm ra phương pháp tốt nhất.

Bằng kinh nghiệm của mình, côKhánh chia sẻ, trong mỗi buổi học, phụ huynh cần đề ra mục tiêu rõ ràng chocon. Ví dụ như với bài tập này, yêu cầu con phải làm xong trong 15 phút, bàikia trong 10 phút. Với quy định thời gian rõ ràng như thế, trẻ sẽ học đượccách làm việc hiệu quả, khoa học và tạo thói quen tập trung. Không nên đểtrẻ vừa học vừa chơi, kéo dài thời gian quá nhiều đối với một bài tập, sẽảnh hưởng tiêu cực đến thái độ học tập về sau. Nếu con muốn chơi, hãy rađiều kiện rõ ràng là làm xong bài sớm sẽ được nghỉ chơi. Trong khi kèm conhọc, phụ huynh nên gợi ý, hướng dẫn cho trẻ tự tư duy và tìm ra kết quả,tuyệt đối không nên làm sẵn, làm hộ cho con tạo thói quen ỷ lại, dẫn đến bịrỗng kiến thức.

Theo cô Khánh, đối với trẻ ở cấp tiểu học, thời gian học ở nhà hợp lý nhấtlà 90 - 120 phút mỗi tối, ở các lớp cuối cấp (lớp 4, lớp 5) thì có thểlâu hơn nhưng cũng không nên quá 150 phút. Khi đón con từ trường về, phụhuynh nên cho trẻ có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, tắm rửa rồi ăn cơm sớm,sau đó mới bắt đầu ngồi vào bàn học. Nên bắt đầu từ 19h30 và kết thúc vào21h30. Đây là khoảng thời gian trẻ tiếp thu bài tốt nhất. Không nên để trẻhọc muộn quá vì sẽ mệt mỏi trong buổi học ở lớp ngày hôm sau. Hai phần bathời gian đầu, nên hướng dẫn con ôn luyện những nội dung đã học ở lớp, tậptrung vào những môn con còn yếu. Thời gian còn lại, hãy giúp con chuẩn bịbài cho ngày hôm sau. Lúc này, hãy để trẻ chọn môn nào yêu thích để tạo hứngthú.

Tùy theo tính cách, ý thứccủa từng trẻ mà phụ huynh có cách dạy khác nhau. Điều quan trọng là chú ýrèn cho con có ý thức học ngay từ năm lớp một. Khi đã thành nếp thì trongcác năm tiếp theo, trẻ sẽ làm rất tốt và cha mẹ cũng đỡ vất vả hơn.

Nhiều bậc phụ huynh có ý nghĩ sai lầm là lớp một mới chỉ là lớp đầu cấp nêncứ để con tự do học theo ý thích theo kiểu vừa học vừa chơi mà không rèn chotrẻ đi vào nề nếp ngay. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến ý thức học trong nhữngnăm tiếp theo. “Ở lớp một, lượng kiến thức chưa nhiều, việc kèm cặp trẻchủ yếu là rèn về nề nếp, tạo cho trẻ có thói quen học tập tự giác, chủđộng, khoa học để làm nền tảng cho các lớp tiếp theo”, cô Khánh nhấnmạnh. 

Theo Nam Thi
Vật vã kèm con học bài



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.