Vì sao con... chán học??

Chị Mai Lan, Q.1, Tp.HCM cứ sáng ra đến cơ quan là phải than thở: " Tui không biết phải làm sao với thằng con bất trị. Rõ ràng là nó có khả năng học, nhưng không chịu cố gắng. Mỗi buổi tối kèm con học, tôi cảm thấy đầu mình như nổ tung. Chốc nó lại xin ra uống cốc nước, lát nó lại bảo: "Mẹ ơi con muốn đi vệ sinh!". Cứ thế, hết buổi tối chả học hành được gì ra hồn".

Qua năm lớp 1, trường học không còn là "vùngđất mới lạ" với bé nữa. Và con bạn bắt đầu ỉ eo mỗi sáng để không phải đếntrường, và tìm mọi lý do để mỗi buổi tối học bài trở thành trận chiến giữamẹ và bé. Vì sao thế? Bé chán học rồi sao? Và làm cách nào để tìm lại độnglực học tập cho con?

Chị Mai Lan, Q.1, Tp.HCM cứ sángra đến cơ quan là phải than thở: "Tui không biết phải làm sao với thằng conbất trị. Rõ ràng là nó có khả năng học, nhưng không chịu cố gắng. Mỗi buổi tốikèm con học, tôi cảm thấy đầu mình như nổ tung. Chốc nó lại xin ra uống cốcnước, lát nó lại bảo: "Mẹ ơi con muốn đi vệ sinh!". Cứ thế, hết buổi tối chả họchành được gì ra hồn".

Con trai chị mới qua lớp 2 đãvậy, cứ còn cô gái chị Dương Thùy Linh ở Q.3, Tp.HCM thì chán học từ khi mới hếthọc kỳ I của lớp "vỡ lòng". Sáng nào nó cũng làm một bài ca khóc lóc trướckhi đến lớp, nào là: "Con sợ cô giáo, con ghét bạn Nam..." "Nghĩ cô giáo mắngmỏ gì cháu, tôi đến gặp cô nói lời hơn thiệt, nhưng lạ là cô bảo "cháu ở lớpcũng ngoan, có bao giờ em phải nặng lời đâu". Chả biết sao con không thích họcnữa?".

Vì sao con... chán học??
 

Nguyên nhân thì có nhiều lắm. Vàbạn thì cũng đã dùng đủ mọi hình phạt, từ cấm xem tivi đến mắng mỏ, ép uổng chỉmong con ráng tập trung cho việc học. Nhưng kết quả của việc cấm và ép vẫn là:con không thích học nữa.

Một phút lắng nghe con nói

Có vẻ như lời khuyên này hơithừa, bởi bạn đã nhiều lần nghe cục cưng của mình phàn nàn rằng bài học thìchán, cô giáo thì... không xinh, lại không biết kể chuyện... và cho rằng đó làchuyện con nít. Không, con nít có lý do rất chính đáng của nó. Và bạn cần họccách lắng nghe con chứ đừng nên cắt ngang khi con trình bày. Bởi lẽ rất có thểvì lý do trẻ con dưới đây mà con bạn chán nản khi đến trường.

Bé không hòa thuận với giáo viên.Đôi khi có những mâu thuẫn giữa tính cách của học sinh và giáo viên, gây nên sựcăng thẳng thường trực trong lớp. Để giải quyết nguyên nhân này, bạn nên thườngxuyên trò chuyện hay gọi điện cho cô giáo về tình hình học hành của con, cũng cóthể hỏi chuyện một người bạn nào đó của con về chuyện ở trường để tìm cách giúpcon vượt qua mâu thuẫn đó.

Tiêu chuẩn của trường/lớp quácao. Nếu nhiệm vụ được giao quá khắt khe thì con bạn cũng dễ mất đi hứng thú họctập vì bé biết bé sẽ không thể đạt được kết quả cao. Việc này càng dễ xảy ra khicon theo học tại trường điểm, lớp chọn bởi áp lực thành tích khiến thầy cô gò épcon trẻ vào những bào học quá cức của chúng.

Bị áp lực học tập, thậm chí bịstress. Giúp con vượt qua áp lực này không khó. Bạn hoàn toàn có thể xin chuyểncon từ lớp chuyên sang lớp thường, (mặc cho mọi người chỉ trích) để bé lấy lạitự tin bởi trở thành một ngôi sao sáng ở một lớp học bình thường sẽ dễ dàng hơnnhiều so với việc phấn đấu cật lực để không bị xếp thứ hạng cuối trong bảng điểmcủa lớp chuyên.

Con bạn không có bạn bè. Kết quảlà điều rất quan trọng ở trường, Một đứa bé trẻ gặp quan hệ tốt với bạn bé cũngsẽ mất đi hứng thú học tập. Bạn hãy tự hỏi vì sao bé khó kết bạn? Bé thiếu tựtin về ngoại hình? Hay vì các hoạt động vui chơi sau giờ học của các bạn khôngcho phép con tham gia? Nếu có thể, thỉnh thoảng bạn nên tổ chức những bữa tiệcăn-pizza-và-xem-hoạt-hình tại nhà bạn, để bé mời vài người bạn mà bé quý mến đếtham dự.

Vì sao con... chán học??
 

Bạn bè của bé ghét trường học:Nếu một trong số những đứa bạn của bé ghét trường học thì cái cảm giác đó sẽ lâylan sang những đứa khác. Trong hoàn cảnh này, bạn nên đề nghị cô giáo chuyển chỗngồi cho con, thậm chí chuyển bé sang lớp học khác.

Bé đang bị bắt nạt: Sự sợ hãi sẽphá tan mọi thứng thứ của trẻ khi đến trường. Nếu con bạn bị bạn bè chọc ghẹo,bị trẻ lớn bắt nạt, hãy nhờ đến nhà trường, hoặc bạn có thể trực tiếp đến trườnghọc để gặp những "đầu gấu" tí hon kia, ngăn chặn những sự dọa nạt hướng vào conbạn hoặc những đứa trẻ nhút nhát khác.

Đặt ra kế hoạch và không ngừngkhích lệ

Khi mọi nguyên nhân đã được giảiquyết, bạn nỗ lực hướng dẫn và động viên con, nhưng có vẻ như sự tiến bộ của békhông nhanh như bạn muốn. Đừng sốt ruột, bởi nếu bạn nông nóng, chính bạn sẽ lạilàm hỏng những cố gắng của cả bố mẹ và con suốt một thời gian dài.

Trước hết, hãy đặt ra cho bé mụctiêu hợp lý mà bé có thể đạt được. Bạn có thể đồng ý với trẻ về thời lượng làmbài tập mỗi tối, hoặc số điểm tối thiểu mà bé có thể đạt trong bài kiểm tra sắptới, hoặc thậm chí việc bé đi học đúng giờ mỗi sáng thay vì tụt lại đằng sau.
 

Để bé cảm thấy bạn luôn ở bên bévà rằng bé không hề cô đơn trong "cuộc chiến" chống lại nỗi sợ trường lớp, bạncó thể giao ước với bé một ký hiệu hay một vật dụng nào đó mà chỉ hai mẹ conbiết với nhau. Một bức ảnh hai mẹ con chụp chung để "mỗi khi cảm thấy buồn thìcon mang ảnh ra ngắm nhé".

Vì sao con... chán học??

Một hình ngôi sao vẽ trên cổ tayđể "nếu hôm nay con ngoan và được điểm tốt thì chiều về, ngôi sao này sẽ baylên tường nhé. Cuối tháng, nếu có đủ 30 ngôi sao con sẽ thích". Thậm chí,hoàn toàn có thể chấp nhận để bé mang theo bạn gấu chột mắt mà bé yêu quý đếntrường, sau khi bạn đã có lời xin phép cô giáo, miễn là để bé cảm thấy yên tâmvà được khích lệ.

Với mỗi bước tiến bộ nhỏ, hãy nóivới bé rằng bạn mong bé cố gắng hơn, và sau đó đặt ra cho bé một mục tiêu caohơn một chút. Biến sự thiếu hứng thú thành sự nhiệt tình sẽ tốn thời gian, nhưngbạn và con bạn hoàn toàn có thể làm được.

Theo Thanh Thảo
Gia đình Trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.