Viêm màng kết ở bé

Sau khi chào đời, bé thường được nhỏ mắt bằng dung dịch kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm khuẩn mắt trong quá trình sinh nở. Bác sĩ sẽ điều trị những loại nhiễm khuẩn ở mắt để phòng tránh chúng hủy hoại thị giác cho bé.

Nếu một trong hai mắt có vân đỏ, mí mắt rủ xuống, ửng đỏ thì có thể bé bị viêm màng kết (còn được gọi tên khác là mắt đỏ). Viêm màng kết bắt nguồn từ sự viêm nhiễm, dị ứng hoặc một yếu tố kích thích, di chuyển vào trong màng, bao phủ lòng trắng rồi vào bên trong mắt (màng kết). Để chống lại yếu tố gây viêm, mắt sẽ phản ứng bằng cách chảy nước hoặc đóng nhử.

Quan trọng là cần điều trị chứng viêm màng kết đúng cách, vì thế, đưa bé đi khám ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất ổn ở mắt.

Nguyên nhân

Có một số nguyên nhân gây chứng viêm màng kết ở bé như sau:

1. Virus: Nếu viêm màng kết đi kèm với triệu chứng của cảm lạnh, nguyên nhân gây bệnh có thể do virus. Virus là nguyên nhân phổ biến của chứng viêm màng kết.

2. Vi khuẩn: Nếu mắt tiết dịch vàng, dày khiến mí mắt sưng hoặc bị dính lại thì nguyên nhân gây viêm màng kết có thể do vi khuẩn. Một số vi khuẩn thường gặp là staphylococcus, streptococcus hoặc staphylococcus, streptococcus.

3. Dị ứng: Dị ứng mắt thường hiếm gặp với các bé dưới 1 tuổi. Tuy nhiên, nếu mắt bé ngứa ngáy, sưng phù, mọng nước, kèm theo chảy nước mũi thì có khả năng bé bị dị ứng bởi bụi bẩn, khói thuốc, phấn hoa.

Điều trị

Nếu nghi ngờ bé mắc viêm màng kết, cần đưa bé đi khám sớm. Quá trình điều trị viêm màng kết phụ thuộc vào từng hình thức gây bệnh.

1. Viêm màng kết do virus. Bệnh có thể kéo dài trong một tuần hoặc hơn. Bác sĩ sẽ đưa ra vài lời khuyên như vệ sinh mắt cho bé bắng nước ấm, nhẹ nhàng tẩy trôi đi những lớp nhử mắt đã khô. Ngoài ra, có thể dùng một chiếc gạc ấm khiến đôi mắt của bé dễ chịu. Nhúng một miếng gạc vào nước ấm rồi đẳ nó lên mí mắt cho bé (trong khi bé đang ti mẹ, chẳng hạn).

2. Viêm màng kết do vi khuẩn. Bác sĩ sẽ chỉ định nhỏ mắt bằng dung dịch kháng sinh cho bé trong vòng vài ngày đến một tuần. Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ giọt. Trước tiên, mẹ cần vệ sinh đôi tay thật sạch, khẽ kéo nhẹ mí mắt dưới của bé xuống phía dưới một chút và nhỏ một lượng vừa phải thuốc nhỏ mắt vào đó. Khi bé nhắm mắt lại, thuốc nhỏ mắt sẽ tự nhiên đi sâu vào bên trong mắt.

Cần nhỏ thuốc vào một góc mắt của bé vì đây là cách thuốc dễ vào bên trong mắt nhất khi bé khép mắt lại. Ngay cả khi bé mở mắt ra thì lượng thuốc trong mắt cũng ít bị thất thoát nhất.

Cần vệ sinh thật sạch đôi tay mẹ trước và sau khi nhỏ mắt cho bé. Không dùng chung thuốc nhỏ mắt của bé với bất kỳ ai. Nếu nhỏ thuốc theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ, chứng viêm màng kết sẽ không khó khăn để điều trị.

Lưu ý: Viêm màng kết do vi khuẩn hoặc virus cực kỳ dễ lây lan. Để hạn chế tình trạng này, cần rửa tay mẹ mỗi khi kết thúc việc vệ sinh mắt cho bé. Luôn giữ cho khăn mặt, quần áo, gối chăn của bé được sạch sẽ.

3. Viêm màng kết do dị ứng. Để phòng tránh, cần nhận diện yếu tố khiến bé bị dị ứng và tìm giúp bé cách ly với những tác nhân đó.

Trục trặc về mắt ở bé sơ sinh

Khoảng 20% bé sơ sinh có một hoặc hai bên mắt bị tắc tuyến lệ (một phần hoặc hoàn toàn), dẫn tới các triệu chứng tương tự viêm màng kết như mắt tiết dịch trắng hoặc vàng. Tình trạng này có thể kéo dài khoảng 2 tuần sau khi bé chào đời.

Khi nước mắt chảy ra, nó có xu hướng tràn vào khoang mũi, thông qua một tuyến nhỏ nằm bên trong góc mắt. Nếu tuyến này bị bao phủ bởi một màng chắn (hiện tượng tạm thời trong một khoảng thời gian sau khi bé chào đời) thì nước mắt không thoát được ra bên ngoài; thay vào đó, nó bị đẩy ngược vào bên trong, dồn ứ lại và trở nên viêm nhiễm. Khi ấy, đôi mắt bé nhìn như bị sưng lên. Nếu bị nhiễm khuẩn, bạn sẽ thấy mắt bé tiết dịch trắng hoặc vàng, nhất là khi mới ngủ dậy, mắt bé bị dính lại tới mức như không thể mở được ra.

Xử trí khi tuyến lệ bị tắc

Nên đưa bé đi khám. Nếu bé bị viêm nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định cho bé dùng thuốc nhỏ mắt dạng mỡ hoặc dạng nhỏ giọt. Tiếp đến, bác sĩ có thể hướng dẫn mẹ cách massage lớp da tiếp giáp giữa góc mắt và mũi, giúp thông tuyến lệ. Massage hàng ngày có thể giúp làm thông tuyến màng, khiến tuyến lệ hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, dùng một miếng gạc ấm đắp nhẹ lên vùng da này ở bé cũng có tác dụng tốt.

Nếu tuyến lệ vẫn bị tắc sau 6 tháng tuổi, bé có thể được chỉ định phẫu thuật. Cũng có trường hợp, bé cần đợi đến khi một tuổi mới được bác sĩ kết luận cần phẫu thuật hay không. Thỉnh thoảng, tuyến lệ sẽ tự thông mà không cần điều trị.

Theo Ngọc Huê



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.