Viêm ruột thừa ở bé

Viêm ruột thừa là tình trạng khá hiếm gặp ở bé, gây khó khăn cho cha mẹ trong việc chẩn đoán các triệu chứng của bệnh.

Dấu hiệu của viêm ruột thừa ở bé là: đau bụng, sốt, nôn trớ (một số ít trường hợp kèm theo tiêu chảy). Bụng của bé sưng phồng khi mẹ chạm tay vào. Bé thường gập cong người lại về một bên nếu cơn đau nghiêm trọng, ảnh hưởng đến các cơ phía bụng dưới, tới chân. Các bé lớn hơn miêu tả cơn đau bắt đầu từ rốn, kéo xuống bụng dưới.

Định nghĩa

Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa (bộ phận có hình dạng nhỏ bằng ngón tay, rỗng) bị sưng lên và nhiễm trùng. Viêm ruột thừa là một trong những nguyên nhân gây đau bụng, cần được phẫu thuật khẩn cấp. Ở nhiều nước, có đến 7% dân số bị viêm ruột thừa, tùy cấp độ. Độ tuổi khởi phát của chứng viêm ruột thừa là 10-30.

Các chuyên gia cho rằng, nếu tăng cường chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ, nguy cơ viêm ruột thừa sẽ giảm đi đáng kể.

Nguy cơ

Nhóm bé thuộc gia đình có người mắc viêm ruột thừa cũng có khả năng mắc bệnh, các bé trai dễ mắc bệnh hơn các bé gái. Bé mắc chứng xơ hóa, bệnh về đường tiêu hóa, trục trặc ở hệ hô hấp cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.

Xử lý nếu nghi bé bị viêm ruột thừa

Nên đưa bé đi khám sớm. Bác sĩ sẽ chỉ định xem bé có phải vào phòng phẫu thuật ngay không. Nếu viêm ruột thừa không được điều trị, nó sẽ khiến ruột thừa bị vỡ, sự nhiễm trùng sẽ lây lan sang các khoang khác thuộc bụng.

Tránh dùng thuốc nhuận tràng hoặc thụt hậu môn cho bé. Cách này chỉ khiến ruột thừa nhanh bị vỡ.

Ở bệnh viện, bác sĩ sẽ thăm khám trực tiếp cho bé. Bé có thể được chỉ định siêu âm, tiến hành chụp X-quang, xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra bé có mắc nhiễm trùng đường tiểu hay không. Cuối cùng, bác sĩ sẽ chỉ định bé cần phải phẫu thuật hay không.

Nếu ruột thừa bị vỡ

Khi sự viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng, ruột thừa sẽ bị vỡ, để lọt vi khuẩn từ bộ phận bị nhiễm trùng đến những nơi không bị nhiễm trùng trong khoang bụng. Khi đó, bé cần nhập viện nhanh chóng để tiến hành phẫu thuật và truyền kháng sinh vào máu để chống nhiễm trùng.

Theo Ngọc Huê



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.