Xin đừng kỳ vọng vô lý ở con

Ngay từ hồi mới vào lớp một, Huy đã quen với kiểu giáo dục của bố mẹ: Điểm số của Huy phải toàn 10. Nếu được 9 điểm là sẽ bị “nhắc nhở”, được điểm 8 là sẽ bị phạt.

Ngay từ hồi mới vào lớp một, Huyđã quen với kiểu giáo dục của bố mẹ: Điểm số của Huy phải toàn 10. Nếu được 9điểm là sẽ bị “nhắc nhở”, được điểm 8 là sẽ bị phạt.

Vẫn chưa hết giờ làm, chị Thảo giật mình khithấy cô giáo chủ nhiệm lớp cu Huy gọi điện. Cô giáo bảo Huy đánh bạn vàcó thái độ rất khó hiểu, chị Thảo nên đến đón con sớm để giải quyết vấnđề.
 
Chị Thảo như không tin vào tai mình. Contrai chị từ trước đến giờ vốn là đứa trẻ rất ngoan ngoãn, biết vâng lờivà thậm chí còn nhút nhát, không dám đánh bạn chứ đừng nói dám đánhnhau. Thế nhưng cô giáo chắc không thể nào nói sai được, chị phải đếnngay trường xem con thế nào.
 
Hai đứa trẻ đang ngồi trong phòng giáo viên,mặt mày bầm tím, đứa nào đứa nấy nhìn nhau đầy thù hận. Một trong haiđứa là Huy, con trai chị Thảo. Cô giáo bảo, là do Huy đánh bạn trước.Hôm nay ở lớp có giờ kiểm tra, Huy không làm được bài nên đã cố tìnhchép bài của bạn. Bị cô giáo nhắc nhở, bạn kiên quyết không cho Huy chépbài nữa. Nịnh nọt mãi không được, Huy giằng cả bài kiểm tra của bạn, thếlà hai đứa đánh nhau. Mấy cụm từ “Huy không làm được bài” cứ lùng bùngtrong tai chị Thảo. Sao lại có chuyện đó chứ, con chị từ trước đến giờvẫn luôn đứng đầu lớp mà, nó học giỏi thế thì làm gì có chuyện không làmđược bài chứ, cần gì phải chép bài của bạn chứ. Chắc cô giáo có sự nhầmlẫn ở đây. Nhưng hóa ra đó là sự thực.
Xin đừng kỳ vọng vô lý ở con

Cha mẹ không nên đặt quá nhiều kỳ vọng vào con

 
Huy là cậu con trai duy nhất của vợ chồngchị Thảo, sau Huy là một cô em gái mới 2 tuổi. Năm nay Huy học lớp 4 vànăm nào cũng liên tiếp đạt học sinh giỏi, đứng nhất nhì lớp. Vợ chồngchị Thảo tự hào về con trai lắm. Không những thế, anh chị còn đặt rấtnhiều hy vọng vào con. Nhiệm vụ duy nhất của Huy là học, học làm sao đểkhông bao giờ bị các bạn cùng lớp qua mặt. Ngay từ hồi mới vào lớp một,Huy đã quen với kiểu giáo dục của bố mẹ: sáng dậy sớm xem qua bài vở rồiđi học. Chiều bố hoặc mẹ đón về thì tắm giặt, ăn cơm xong là lại ngồivào bàn học đến khuya, thường sớm nhất cũng phải 10 giờ tối.
 
Ngày nghỉ, trong khi các bạn được đi chơithì Huy cũng phải học bài, làm hết bài tập ở lớp lại đến bài tập bố mẹgiao cho. Chừng nào chưa làm xong thì nhất quyết không được đi đâu, kểcả ra ngõ chơi cũng không. Đã thế, điểm số của Huy cũng phải toàn 10.Nếu được 9 điểm là sẽ bị bố mẹ “nhắc nhở”, còn cứ hễ được điểm 8 là sẽbị phạt không được đi chơi cùng bố mẹ và em, được điểm 7 là sẽ bị đánhroi. Bố mẹ còn áp đặt cho Huy phải có tư tưởng là sau này lớn lên sẽthành một doanh nhân thành đạt, mà muốn thành đạt thì phải học giỏi ngaytừ bây giờ.
 
Huy cũng học giỏi thật, nhưng dần dần, ngoàihọc ra Huy không biết gì khác nữa, thậm chí những trò chơi mới của bọntrẻ con Huy cũng không biết chứ đừng nói là được chơi. Bạn của Huy chỉtoàn là sách toán, văn, ngoại ngữ. Ngay cả sở thích được vẽ tranh củaHuy cũng không được bố mẹ khuyến khích.
 
Dần dần cậu bé chỉ còn biết cắm cúi vào học,không vui chơi thể thao như các bạn bè cùng lứa khác. Ở lớp Huy cũng ítbạn bè vì Huy không có nhiều thời gian để chơi với các bạn. Cứ thấy Huyđi chơi là thế nào bố mẹ cũng mắng và bắt về nhà học bài.
 
Vì vậy mà Huy chỉ có học và học. Mục tiêucủa Huy là làm sao để chỉ đạt điểm 10, để bố mẹ không còn mắng hay phạtvà đồng ý cho Huy ra ngoài chơi với các bạn một lát. Hôm nay cũng vậy,bài kiểm tra ở lớp không quá khó, nhưng có một câu Huy không biết làm.Nếu không làm được hết thì sẽ không được điểm 10, và Huy sẽ lại bị bố mẹnhắc lại những kì vọng của bố mẹ với Huy, mà Huy thì rất sợ mỗi lần phảinghe những lời đó. Thế là Huy đánh liều hỏi bài bạn bên cạnh. Đến khibạn không cho chép nữa thì Huy không biết làm sao. Cuối cùng Huy giậtbài của bạn và hai đứa đánh nhau.
 
Đến lúc này vợ chồng chị Thảo mới giật mìnhvì cách dạy con của mình. Cả hai đã đặt quá nhiều kì vọng vào con traiđến nỗi không quan tâm đến sở thích và đời sống riêng của con. Để rồi,giờ đây cậu con trai của anh chị giờ đây cứ như một cái máy, chỉ biếtrăm rắp làm theo những mong đợi của cha mẹ mà chẳng biết đó là đúng haysai. Nhìn con lúc này, chị Thảo thấy thương con nhiều hơn là trách con.

Theo aFamily



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.