Xử trí thế nào khi trẻ bị sốt nóng?

Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa hè là số bệnh nhi phải nhập viện do các loại bệnh gây sốt lại tăng cao. Sốt làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ, khiến các bậc cha mẹ lo lắng và nhiều khi là lúng túng.

Năm nào cũng vậy, cứ đến mùahè là số bệnh nhi phải nhập viện do các loại bệnh gây sốt lại tăng cao. Sốtlàm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ, khiến các bậc cha mẹ lo lắng vànhiều khi là lúng túng.

Ở trẻ em, thân nhiệt bình thườngnằm trong khoảng 37-37,5 độ C, khi lên đến 38 độ C là có sốt. Với mức sốt38-38,5 độ C thì cơ thể trẻ có thể chịu đựng được nhưng khó có thể chịu đựng nổinhiệt độ trên 39-40 độ C trong thời gian dài vì mất nước và các chất điện giảikèm theo, gây rối lo ạn thần kinh, thậm chí co giật...

Xử trí thế nào khi trẻ bị sốt nóng?

Sốt làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ, khiến các bậc cha mẹ lo lắng và nhiều khi là lúng túng

Có nhiều nguyên nhân khác nhaukhiến trẻ bị sốt. Khi phát hiện trẻ sốt, việc cần làm đầu tiên là bạn phải cặpnhiệt độ cho trẻ. Đặt nhiệt kế ở hậu môn là chính xác nhất hoặc đặt dưới náchcũng được. Nhiệt kế phải được giữ trong nách ít nhất 3 phút, cánh tay của trẻ ápsát vào ngực.

Một việc cần làm là phải cởi bỏbớt quần áo, chăn cho trẻ khi đang sốt cao. Nhiều phụ huynh thấy con sốt nóngthì càng ủ kĩ quần áo. Điều này sẽ khiến trẻ bị nặng thêm. Tiếp đó, cần laungười trẻ bằng một chiếc khăn ấm.

Nếu trẻ còn bú, tiếp tục cho búnhiều hơn bình thường, với trẻ lớn cho uống bù nước, như nước sôi để nguội hoặcnước có pha ít muối ăn tốt nhất dùng 1 gói ORS (Oresol), pha với 1 lít nước ấm.Ngoài ra có thể cho uống nước vắt cam, quýt, chanh rất tốt nhưng lưu ý không chođường quá ngọt sẽ mất tác dụng giải khát.

Trường hợp bé không uống được thìdùng bông sạch chấm nước trên vào môi, miệng bé liên tục để niêm mạc môi, miệnghấp thu nước, tránh thiếu nước và chất điện giải.

Các bậc cha mẹ chú ý, nhất thiếtphải theo dõi sát trẻ bằng đo thân nhiệt kết hợp với các biện pháp chống sốt caonêu trên. Các biện pháp trên chỉ nhằm hạ sốt, còn quan trọng nhất là phải tìm ranguyên nhân gây sốt cho trẻ. Bố mẹ cần đưa bé đến thầy thuốc để khám và chỉ địnhdùng thuốc thích hợp tùy nguyên nhân gây sốt. Tuyệt đối không nên chủ quan, bởitrong nhiều trường hợp, trẻ có thể bị sốt xuất huyết, viêm phổi, nhiễm cúm AH5N1mà không được phát hiện kịp thời, dễ dẫn đến tử vong. Hoặc trẻ sốt quá cao màkhông được hạ sốt đúng cách cũng có thể gây co giật, thậm chí tử vong hoặc đểlại di chứng nặng nề nếu không được cấp cứu kịp thời.

Theo Kim Hải
VTV.vn



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.