Yêu thương cũng cần đúng cách

Với nhiều gia đình hiện nay, sự cưng chiều đã thể hiện thái quá ngay khi đứa trẻ mới ra đời. Đứa bé ra đời là tâm điểm chú ý của họ hàng nội ngoại, "cục vàng", "cục cưng" của ông bà, bố mẹ, được chăm lo từng tí một, ăn những loại sữa đắt tiền, đồ chơi muốn gì có nấy, có nhiều gia đình mọi đòi hỏi của đứa bé không khác gì "mệnh lệnh".

Cuộc sống ngày càng phát triển, các gia đìnhcó điều kiện lo cho con cái đầy đủ mọi nhu cầu. Cộng với việc ít con, nên sựyêu thương ở bố mẹ dành cho con cái càng lớn.

Điều ấy có lẽ cũng là một chuyện bình thường,không có gì đáng nói, nhưng thực tế lại cho thấy rằng, ngày càng có quánhiều những cậu ấm, cô chiêu bước vào đời không toàn vẹn về nhân cách, nặngthì trở thành người hư hỏng, không thể kiểm soát nổi, nhẹ thì cũng là nhữngcon "gà công nghiệp" không biết làm gì nguyên nhân chính lại từ sự cungphụng quá mức của các bậc cha mẹ.
 
Yêu thương cũng cần đúng cách
Với nhiều gia đình hiện nay, sự cưng chiều đã thể hiện thái quá ngay khi đứa trẻ mới ra đời

Với nhiều gia đình hiện nay, sựcưng chiều đã thể hiện thái quá ngay khi đứa trẻ mới ra đời. Đứa bé ra đời làtâm điểm chú ý của họ hàng nội ngoại, "cục vàng", "cục cưng" của ông bà, bố mẹ,được chăm lo từng tí một, ăn những loại sữa đắt tiền, đồ chơi muốn gì có nấy, cónhiều gia đình mọi đòi hỏi của đứa bé không khác gì "mệnh lệnh".

Rồi theo thời gian, đứa bé lớnlên, đồng nghĩ với vị thế trong nhà cửa nó cũng lớn lên. Một chị than phiền đứacon chị cứ như ông tướng con trong nhà. Nó coi bố mẹ không khác gì người hầu,nhất là khi nó ý thức vị thế của mình. Nó liên tục la hét: "Tại sao mẹ khônggiặt cái áo này cho con?", "Tại sao mẹ lại chuẩn bị sách này, hôm nay conhọc toán chứ không phải lý, bực cả mình".

Mỗi khi có bạn rủ đi chơi, nócũng ngồi một chỗ mà kêu "áo đâu?", "giày đâu?", "mũ đâu?",còn chị thì phải loay hoay tìm đồ cho con. Nhiều lúc chị thấy mệt vì cậu ấm ấy,nhưng đó là "quả" mà anh chị đã "gieo nhân" từ ngày nó ra đời mà.

Có nhiều gia đình sự chiều chuộngquá mức đã đề lại những hậu quả khá nghiêm trọng. Ông Đàm bây giờ mỗi lần nói vềthằng con qúy tử chỉ còn biết oán đời và trách mình tất cả là do ông đã quátrọng vọng, nuôi chiều nó. Nhớ khi con trai vừa đi học, cũng là lúc kinh tế nhàông bắt đầu khấm khá. Con ông muốn gì có nấy.

Theo thời gian, vào đến cấp hai,cậu đã bắt đầu tập tành ham chơi, lười học. Thầy giáo cho điểm kém, nó ngangnhiên cãi lại. Nhà trường kiểm điểm mời ông đến, ông lại còn xưng xưng: "Chúngtôi có con, chúng tôi khắc biết cách lo cho nó...nếu nhà trường không cho học,thì học trường khác, thiếu gì".

Và ông chuyển trường cho con. Ôngvẫn tưởng rằng làm như thế là thương con, tốt cho con. Được bố cưng chiều, cậucàng ngông nghênh. Chỉ đến giờ khi cậu sa vào cờ bạc, trai gái, rồi nghiệp ngậptiền núi đổ vào cũng hết, ông mới ngồi rũ ra, đau đớn vì sai lầm.

Một điều đáng buồn hiện nay ngàycàng có nhiều cậu ấm, cô chiêu sinh ra trong những gia đình giàu có, được bố mẹcho tiêu tiền ngay khi còn nhỏ nên sớm có thói quen giải quyết mọi chuyện bằngtiền không còn quá hiếm. Biết "thuê" bạn làm bài tập, trả tiền để bạn cho chépbài trong giờ kiểm tra, rồi dùng cả tiền để mua tình cảm. Mỗi khi xảy ra sự cố,chính những ông bố, bà mẹ ấy lại đứng ra dùng tiền chạy chữa cho lỗi lầm của conmà không hề nghĩ đến tình trạng đạo dức ngay càng xuống dốc của chúng.

Thực tế đã cho thấy, với nhữngđứa trẻ được cưng chiều quá mức, nếu may mắn không hư hỏng thì cũng trở thànhnhững người ỷ lại, không thể tự chăm lo cho mình. Với Ngọc An, mười mấy năm đihọc từ lớp mầm non cho đến đại học, bố vẫn ô tô đưa đi đón về đều đặn, ngày nắngcũng như ngày mưa, cô cũng chưa từng làm một việc nhà nào dù là nhỏ nhất, chỉviệc ăn, học và chơi.

Rồi đến lúc cô lấy chồng, do sợcon không biết lo toan nhà cửa, sợ chồng nó "chán" rồi bỏ, nên mẹ Ngọc An ngàynào cũng sang nhà nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa cho hai đứa. Đến giờ, dù đã làm mẹ,Ngọc An vẫn chỉ là "búp bê" bé bỏng không biết làm gì.

Nhiều người tổng kết rằng, kếtquả của việc nuông chiều ấy nhiều khi không được như ý muốn. Nhiều ông bố bà mẹphải thốt lên rằng: "Lúc mình ốm mà con vẫn ngồi chờ bố mẹ phục vụ ăn uống,đưa đón. Buồn như muốn khóc, lúc ấy mới ân hận vì đã biến nó thành một cái dâytầm gửi có biết làm gì đâu".

Theo Quang Khánh
Yêu thương cũng cần đúng cách



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.