Bệnh "no dồn, đói góp" của làng giải trí Việt

Một năm 12 tháng, nhưng cứ “đến hẹn lại lên”, các cuộc thi nghệ thuật lại vô tình đụng nhau. Hết cuộc thi Hoa hậu đến thi Người mẫu và lại tới cuộc thi Sao Mai, Việt Nam Idol… Phải chăng đời sống văn hóa nghệ thuật Việt đang tự “trói” mình vào tình thế “no dồn, đói góp”.

Một năm 12 tháng, nhưng cứ “đến hẹn lại lên”, các cuộc thi nghệ thuật lại vôtình đụng nhau. Hết cuộc thi Hoa hậu đến thi Người mẫu và lại tới cuộc thi SaoMai, Việt Nam Idol… Phải chăng đời sống văn hóa nghệ thuật Việt đang tự “trói”mình vào tình thế “no dồn, đói góp”.



Tự dẫm chân lên nhau

Rục rịch từ đầu năm với công tác chuẩn bị khá công phu, cả hai cuộc thi Hoa hậumang tầm toàn quốc lại vô tình cùng sơ tuyển, chung khảo khu vực gần nhau vềthời điểm. Không còn cảnh các người đẹp chạy sô từ cuộc thi Hoa hậu này sangcuộc thi nhan sắc khác như những năm trước vì thời gian sơ tuyển quá gần nhau,các người đẹp chỉ có một cách là chọn lựa trung thành với một cuộc thi.

Bệnh "no dồn, đói góp" của làng giải trí Việt
 
Bệnh "no dồn, đói góp" của làng giải trí Việt
 Chung kết hai cuộc thi sắc đẹp toàn quốc cách nhau đúng 1 tuần

Cuộc thi Hoa hậu Thế giới ngườiViệt – lẽ ra đã được Cục Nghệ thuật biểu diễn cấp phép từ năm 2009 với lý dotính chất “ngoại” của cuộc thi nhưng vì thời gian tổ chức quá gấp gáp nên ban tổchức đã xin hoãn. 2009 được coi là năm thất thu của nhan sắc Việt. Tới 2010,chọn thời điểm tổ chức chạm trán với Hoa hậu Việt Nam, hai cuộc thi vô tình bịđẩy vào tình thế ganh đua trên mọi phương diện, từ chất lượng thí sinh, tới quymô tổ chức và cả cách truyền thông quảng bá cuộc thi.
Việc tổ chức quá gần nhau, chung kết và trao giải chỉ cách nhau đúng 1 tuần.Thêm nữa, thời gian chạy các hoạt động bên lề, các phần thi phụ trước khi bướcvào trao giải của hai cuộc thi diễn ra gần như song song khiến công chúng ViệtNam bị rơi vào tình trạng bội thực Hoa hậu. Nếu không muốn nói quá là bội thựccác danh hiệu. Và hậu quả là, sau 2 đêm đăng quang, các nhan sắc Việt ngoài 3danh hiệu chính, chẳng còn ai nhớ tới những người đẹp khác, dù họ rất có tiềmnăng tỏa sáng.

Vì sự gần nhau đó, khiến cho các nhan sắc Việt sau 2 năm bị “dìm hàng” không cónhiều cơ hội bứt phá, đua nhan sắc ở những cuộc thi Hoa hậu mà phải chấp nhậnchọn 1 cuộc thi.

Cũng trong tình thế này, không rõ là sự vô tình hay cố ý, giải Siêu mẫu Việt Namvà VietNam’s next Top Model (Người mẫu Việt Nam) lại chọn cùng thời điểm để chạyviệt dã sự kiện, casting người mẫu.

Trong khi Siêu mẫu Việt Nam hội tụ các chân dài đình đám, những gương mặt đãtừng có chút thành tựu trên sàn catwalk đang kiếm tìm giải thưởng thì Vietnam’sNext Top Model lại hướng tới mục tiêu khác, tìm những gương mặt rất mới, chưachuyên nghiệp nhưng hội tụ đầy đủ các yếu tố của một siêu mẫu Việt. Vì thế,chẳng ai thấy lạ khi các thành viên còn trụ lại với Vietnam’s Next Top Model nếukhông quá xa lạ thì cũng chẳng quen mặt mấy.

Cứ tới cuối tuần, công chúng yêu nhạc, quan tâm hai cuộc thi này lại rơi vàotình trạng bội thực âm nhạc khi tối thứ 7, Vietnam Idol lên sóng trực tiếp trênVTV6 và Sao Mai điểm hẹn lên sóng VTV3 vào tối chủ nhật.

Bệnh "no dồn, đói góp" của làng giải trí Việt
 
Bệnh "no dồn, đói góp" của làng giải trí Việt
Sao Mai điểm hẹn và Vietnam Idol không tránh được việc bị so sánh khi tổ chức và phát sóng cùng thời điểm

Với lợi thế, sóng lớn, công chúngđông đảo hơn và phong cách hơn, Sao mai điểmhẹn vốn dĩ là cuộc thi âm nhạc được mong đợi nhất lại đang vô hình chungbị đẩy vào tình thế so sánh với Vietnam Idol.Ngoài so sánh về sự lựa chọn các gương mặt vào vòng trong, cả hai cuộcthi lại làm nóng các diễn đàn về cách tổ chức, về giám khảo và về chất lượng củacác thí sinh. Thay vì tìm ra những cá tính âm nhạc Việt mới, công chúng chỉ thấy“no” với những thông tin scandal của thí sinh và ban giám khảo.

Sự việc đỉnh điểm khi không chịu kém cạnh với lượng khán giả bình chọn quá thấp,Vietnam Idol đã tìm đến sóng trực tiếp trên VTV3 vào tối thứ 7 hàng tuần để câulượng tin nhắn, cuộc gọi bình chọn. Sau một thời đình đám củaBài hát Việt, Con đường âm nhạc, trong hơn 1 tháng gần đây, khán giả bộithực với hai cuộc thi ca nhạc cùng sóng trực tiếp trên VTV3. Việc các thí sinhbị nhạt trong lòng khán giả - âu cũng là lẽ dĩ nhiên khi chẳng cuộc thi nào cóvị trí độc tôn.

Ban giám khảo, hết chạy sô lại dính scandal

Thay thế cho sự chạy sô của các thí sinh như mọi năm, thì 2010, Ban giám khảohai cuộc thi Hoa hậu lại có cuộc chạy sô ngoạn mục từ Tuần Châu về Vinpearland.Ngoài một số thành viên không thể thiếu trong tuần đầu chạy việt dã sự kiện thìsau khi hoàn thành vai trò của mình tại Tuần Châu, 2 thành viên ban giám khảo làThạc sĩ Nhân trắc học Lê Diệp Linh và Hoa hậu Diệu Hoa cũng kịp có mặt tạiVinpearl để đảm trách vị trí giám khảo cho chung kết Hoa hậu Thế giới ngườiViệt.

Bệnh "no dồn, đói góp" của làng giải trí Việt
 
Bệnh "no dồn, đói góp" của làng giải trí Việt
 Siu Black, Tuấn Khanh hay Quang Dũng đã quá quen mặt với vai trò làm ban giám khảo cho các cuộc thi

Với những cuộc thi mang tính trựctiếp như Sao mai điểm hẹn hay Vietnam Idol, việc lựa chọn thành viên ban giámkhảo nào có chuyên môn, nói thẳng, nói thật nhưng không kém phần hài hước vàgiải tỏa cho các thí sinh là một việc không dễ. Nhưng việc xuất hiện của một sốgương mặt các nghệ sỹ tên tuổi đang dần làm nhàm các chương trình và đánh đồngcác cuộc thi ngang tầm nhau.

Siu Black, Quốc Trung, Hồ Hoài Anh, Tuấn Khanh, Mỹ Tâm hay đạo diễn Nguyễn QuangDũng vốn quen mặt với “Song ca cùng thần tượng” nhiều số trên sóng VTV3. Việc họđược chọn lựa vào hai hội đồng nghệ thuật ở hai cuộc thi lớn, dài hơi như Saomai điểm hẹn, Vietnam Idol trở nên “nhàm” là điều dễ hiểu. Với cách nhận xétquen thuộc ấy, với kiểu dí dỏm, hóm hỉnh và điệu cười đặc trưng đó, đôi khinhững nhận định của Hội đồng nghệ thuật khiến các thí sinh rơi vào tình trạngnước đôi. Giữ nguyên phong cách thì bị nói là không đa dạng, nhưng thay đổi thìtức khắc sẽ bị phê là phong độ không ổn định hay làm mới mình sẽ có tác dụngngược.

Việc mua bản quyền các chương trình giải trí lớn có tính loại trực tiếp tại nướcngoài, trong đó có việc khẳng định vị trí và tầm quyết định của ban giám khảotrong mỗi cuộc chơi tạo nên sự đa dạng cho các cuộc thi. Dư luận không chỉ chĩamũi nhọn vào thí sinh hay khán giả, mà họ còn có một kênh nữa để dòm ngó, bìnhluận chính là ban giám khảo hay hội đồng nghệ thuật của cuộc thi.

Cho đến thời điểm hiện tại, những lùm xùm từ các chương trình giải trí lớn, lạixuất phát điểm từ chính những người “cầm cân nảy mực”, những người mà “lời vàngý ngọc” của họ quyết định phần lớn tới sự bình chọn của khán giả. VietNam’s NextTop Model ầm ĩ vì thay ban giám khảo với những kiện tụng chưa có có hồi kết, Saomai Điểm hẹn lại gây choáng với những yêu cầu “xin lỗi” của Hội đồng nghệ thuậtvà những nhận xét “đá nhau” của chính từng thành viên trong mỗi đêm.

Cuộc chơi nào cũng có những ầm ĩ riêng của nó. Nhưng sự ầm ĩ đó, sẽ bớt những sođo nếu nó được đặt ở một không gian, thời gian riêng, không có những cạnh tranhvề sóng trực tiếp cũng như chất lượng các thí sinh. Để với chính công chúngViệt, sẽ không bị bội thực kiểu “no dồn, đói góp” như hiện nay.


Theo Vnmedia



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.