Dàn diễn viên Làng Vũ Đại Ngày Ấy sau hơn 30 năm: kẻ "chết vai", "người yêu" bỏ nghề

Sau bộ phim vang bóng một thời Làng Vũ Đại Ngày Ấy, dàn diễn viên đã trải qua nhiều bước ngoặt trong sự nghiệp của mình.

Sau bộ phim vang bóng một thời Làng Vũ Đại Ngày Ấy, dàn diễn viên đã trải qua nhiều bước ngoặt trong sự nghiệp của mình.

Sự ra đi của "Chí Phèo" NSƯT Bùi Cường vào ngày 03/08 để lại niềm tiếc thương vô hạn cho những người yêu điện ảnh, đặc biệt là những người yêu thích bộ phim Làng Vũ Đại ngày ấy. Sau hơn 30 năm, Làng Vũ Đại ngày ấy - bộ phim được đạo diễn NSND Phạm Văn Khoa chuyển thể từ 3 tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nam Cao, bao gồm Sống mòn, Chí Phèo và Lão Hạc vẫn chiếm vị trí lớn trong trái tim khán giả. 

Sau thành công của bộ phim này, dàn diễn viên Làng Vũ Đại ngày ấy đã trải qua nhiều bước ngoặt và tự lựa chọn cho mình những lối đi riêng. Vậy sau hơn 30 năm, sự nghiệp của dàn diễn viên trong bộ phim kinh điển này bây giờ ra sao?

Cố NSƯT Bùi Cường "chết vai" Chí Phèo

25 tuổi mới nộp hồ sơ thi vào trường Sân khấu - Điện ảnh, cố NSƯT Bùi Cường đã bắt đầu con đường nghệ thuật của mình khá muộn nhưng lại đạt được thành công lớn.

Khi được đạo diễn Phạm Văn Khoa mời vào vai Chí Phèo, ông vừa mừng vừa lo. Bởi việc có thể diễn ra được điệu say của anh Chí và cười như thế nào để lột tả hết tâm trạng của một kẻ bị đẩy tới tận cùng của xã hội không phải là điều dễ dàng. 

dan dien vien lang vu dai ngay ay sau hon 30 nam: ke "chet vai", "nguoi yeu" bo nghe - 2

Chí Phèo là vai diễn để đời của cố NSƯT Bùi Cường.

Cố nghệ sĩ từng chia sẻ: "Tôi tự uống rượu say, tự cười, tự khóc trước gương không biết bao nhiêu lần để nhào nặn ra một anh Chí Phèo không giống ai". Cuối cùng, ông cũng tìm ra được cái dáng đi say rượu “không giống ai” cùng một tiếng cười như “con chó bị hóc xương” không trộn lẫn.

Vai Năm Hòa - chiến sĩ biệt động trong phim "Biệt động Sài Gòn".

Chí Phèo chính là vai diễn để đời của cố NSƯT Bùi Cường và khiến tất cả những diễn viên sau này đảm nhận nhân vật anh Chí đều bị ảnh hưởng bởi cách diễn của ông. Tuy nhiên, cũng vì sự xuất sắc quá mức của Chí Phèo mà cố nghệ sĩ bị "chết vai". Những nhân vật mà ông đảm nhận trong Biệt động Sài Gòn, Không có đường chân trời, Kẻ giết người... đều bị anh Chí làm lu mờ. 

Cố NSƯT Bùi Cường (áo đỏ) thành công trên con đường đạo diễn.

Đến những năm 90, cố NSƯT Bùi Cường chuyển sang làm đạo diễn. Ông cũng đạt được thành công trong lĩnh vực này khi bộ phim Vị tướng tình báo và hai bà vợ đạt được Huy chương vàng Liên hoan phim truyền hình toàn quốc năm 2004.

Sau nhiều năm cống hiến cho điện ảnh nước nhà, năm 2018, ông đã ra đi trong sự thương tiếc của đồng nghiệp và khán giả vì tai biến mạch máu não.

"Thị Nở" NSƯT Đức Lưu bỏ nghề diễn

Nhan sắc nổi trội của NSƯT Đức Lưu ở độ tuổi xuân thì.

Thuộc lớp diễn viên khóa đầu tiên của trường Điện ảnh Việt Nam (nay là Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội), NSƯT Đức Lưu tham gia khá nhiều bộ phim. Nhưng 2 nhân vật trong phim Cô gái công trường và Làng Vũ Đại ngày ấy được khán giả nhớ tới nhiều hơn cả.

Dù vào vai Thị Nở "xấu ma chê quỷ hơn" nhưng trên thực tế nhan sắc của bà lại hết sức xinh đẹp và khả ái. Để có thể làm xấu mình, bà đã phải đeo răng giả, ngậm hai cục bông hai bên miệng, gắn mũi cao su có bôi phẩm đỏ. 

dan dien vien lang vu dai ngay ay sau hon 30 nam: ke "chet vai", "nguoi yeu" bo nghe - 6

Thị Nở xấu ma chê quỷ hờn" của NSƯT Đức Lưu.

Sau đó, "người yêu Chí Phèo" đã bỏ sự nghiệp diễn xuất để làm việc ở Đại học Kinh doanh và Công nghệ (Hà Nội), rồi về Thành ủy Hà Nội làm ở ban Đối ngoại, giữ chức thư ký thường trực của Ủy ban Đoàn kết với các nước cho đến khi nghỉ hưu.

dan dien vien lang vu dai ngay ay sau hon 30 nam: ke "chet vai", "nguoi yeu" bo nghe - 7

Bà đã bỏ nghề diễn viên và sống cuộc đời bình thường.

NSƯT Nguyễn Hữu Mười thành công với nhân vật ông giáo

NSƯT Nguyễn Hữu Mười vào vai giáo Thứ trong Làng Vũ Đại Ngày Ấy. Giáo Thứ là hình ảnh đại diện khối tri thức nghèo, bất lực nhìn làng quê nhiễu nhương, cường hào ác bá áp bức.

Nghệ sĩ Hữu Mười tiết lộ cảnh phim mà ông nhớ nhất trong Làng Vũ Đại Ngày Ấy là cảnh giáo Thứ khóc trước mộ lão Hạc. Ê kíp phim đã phải múc nước từ một hố nước sắp cạn rồi trèo lên cây tưới xuống người ông để làm mưa. Lúc ấy, một tiểu sành bên trong có xương người đã nổi lên trong hố nước. Sau đó, ông diễn cảnh phim trước mộ lão Hạc với gương mặt rất khó coi vì vừa thương lão Hạc vừa thương bản thân bị phun mưa bởi thứ nước ngâm xương người. 

Ngày ấy - bây giờ của "Giáo Thứ".

"Giáo Thứ làng Vũ Đại" cũng rất có duyên với nghề giáo khi vào vai thầy giáo Khang trong Bao giờ cho đến tháng Mười. Ông đã đạt được Bông Sen Vàng hạng mục Nam diễn viên chính xuất sắc tại Liên hoan phim quốc gia lần thứ Bảy cho vai diễn thầy Khang.

Bên cạnh đó, ông còn thành công với vai trò làm đạo diễn khi bộ phim Mùi cỏ cháy đạt được Cánh Diều Vàng năm 2011. Hiện tại, ông vừa là đạo diễn, vừa công tác tại Hãng phim truyện Việt Nam và giảng dạy tại Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội.

Thầy giáo Khang trong "Bao giờ cho đến tháng Mười".

Cố nhà văn Kim Lân bén duyên màn ảnh

dan dien vien lang vu dai ngay ay sau hon 30 nam: ke "chet vai", "nguoi yeu" bo nghe - 10

Nhân vật Lão Hạc trong "Làng Vũ Đại ngày ấy".

Kim Lân là một trong những nhà văn tiêu biểu của dòng văn học hiện thực trước và sau năm 1945 với các tác phẩm như Nên vợ nên chồng, Làng, Vợ nhặt...  Ngoại hình, khuôn mặt khắc khổ cùng lối diễn chân thực đã giúp cố nhà văn Kim Lân bén duyên với vai diễn lão Hạc trong Làng Vũ Đại ngày ấy. Ông còn ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả với vai Lý Cựu trong phim Chị Dậu, lão Pẩu trong Con Vá và cụ Lang Tâm trong Hà Nội 12 ngày đêm.

Nhà văn Kim Lân mất năm 2007, hưởng thọ 87 tuổi. 

NSƯT Thanh Hiền tiếp tục đam mê với sự nghiệp diễn xuất

Nhan sắc hiện tại của NSƯT Thanh Hiền.

NSƯT Thanh Hiền sở hữu vẻ đẹp dịu dàng, dung dị như một loài hoa thơm mát của hương đồng, gió nội. Chị vào vai vợ giáo Thứ - một phụ nữ nông thôn thuần túy. Sau bộ phim Làng Vũ Đại ngày ấy, chị vẫn cần mẫn bước đi trên con đường diễn xuất. 

Hơn 30 năm qua, khán giả quen với NSƯT Thanh Hiền trong hình ảnh cô gái thôn quê, cô giáo tỉnh lẻ, hay phụ nữ nông thôn… chịu thương chị khó, nhân hậu nhưng gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Vốn sở hữu làn da trắng, môi đỏ mà phải vào vai khắc khổ, NSƯT Thanh Hiền thường xuyên phải hóa trang cho bản thân xấu đi.

Theo Khám phá


Làng Vũ Đại Ngày Ấy

nhà văn Nam Cao

NSƯT Bùi Cường

chí phèo


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.