Đạo diễn Lưu Trọng Ninh - Tôi thỏa hiệp!

Khát vọng Thăng Long là bộ phim nhựa lịch sử lấy bối cảnh 1000 năm về trước, kể về cuộc đời của vua Lý Thái Tổ, người đã có công dời đô từ cố đô Hoa Lư về Đại La (Thủ đô Hà Nội bây giờ)

“Lúcđầu, kịch bản phim “Khát vọng Thăng Long” kể về chuyện tình tay ba giữaLý Công Uẩn, Lê Ngọa Triều và một cô gái thành Đại La. Nhưng nhà đầu tưnói, kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, đó phải là bộ phim về một vị hoàng đếchứ không phải con người đơn giản. Và tôi đã thỏa hiệp” - Lưu TrọngNinh, đạo diễn phim “Khát vọng Thăng Long” nói.
 

Vì sao Lưu Trọng Ninh thỏa hiệp?

12 năm mới lại trở lại là phim nhựa với Khátvọng Thăng Long, nhưng có vẻ bộ phim hơi khác với con người Lưu Trọng Ninh?

Phải nói làrất khác. Lúc đầu, tôi muốn dựng phim về câu chuyện tình tay ba giữa LýCông Uẩn, Lê Ngọa Triều và một cô gái thành Đại La. Nhưng nhà đầu tưnói, kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, đó phải là bộ phim về một vị hoàng đếchứ không phải con người đơn giản. Tôi thỏa hiệp.

Đạo diễn Lưu Trọng Ninh - Tôi thỏa hiệp!
Đạo diễn Lưu Trọng Ninh

Cóngười sẽ nói, nếu là Lưu Trọng Ninh của 12 năm trước, chắc chắn sẽ khôngcó chuyện như thế?

Phải thẳngthắn rằng, không như vậy họ sẽ không đầu tư. Trong khi ngẫm lại, 1000năm có một, qua dịp này có thể sẽ không ai nghĩ đến chuyện làm phim vềchủ đề này nữa. Vì vậy tôi quyết tâm làm.

Mà cuối cùng chúng ta là những người đilàm thuê, có nghĩa là phải chiều theo một cái gì đó của ai đó. Trong cáiđó, phải tìm cái của mình. Vậy thôi. 

Cách đây 10 năm, không ainghĩ anh sẽ làm phim truyền hình, cũng như giờ đây, nhiều người bất ngờkhi anh làm phim lịch sử?

Tôi thấy làm phim truyền hình kiếm sốngtốt lắm. Còn một lý do nữa là đời mình làm phim chẳng lẽ không có aixem. Làm phim nhựa rất tốt nhưng không có người xem mà phương tiệntruyền hình đến được nhiều người.

Anh có bằng lòng với bộ phim nàykhông?

Chẳng ai bằng lòng với tác phẩm của mình.Chỉ có điều là làm xong phim tôi và nhà đầu tư ngồi với nhau được. Và côấy nói, mời tôi làm đạo diễn phim là lựa chọn chính xác.

Nó chỉ đạt tới mức độ đấy thôi chứ bâygiờ tôi bảo phim tôi hay thì thật vô duyên.

Chỉ manh nha nói được về thời kỳtrí thức thực sự có quyền lực

Đạo diễn Lưu Trọng Ninh - Tôi thỏa hiệp!


Để dựngphim, anh có đọc sách sử, nói chuyện với các nhà sử học nhiều không?

Đọc quá nhiều và trao đổi quá nhiều. Sau đóthấy là vô nghĩa. Bởi vì nếu dựa vào họ mình không bao giờ làm đượcphim. Mỗi người nói theo một cảm quan khác nhau mà kết lại cũng chỉchừng này câu chuyện: sinh ra năm bao nhiêu, lên ngôi năm bao nhiêu…

Anh lý giải nhân vật, lý giải triềuđại đó theo cách hiểu của anh?

Bộ phim này không nhằm chứng minh lịchsử. Nếu đúng lịch sử thì phụ nữ phải nhuộm răng đen, Lý Công Uẩn cao1,55m, cưỡi ngựa… thành quách nhà Tiền Lê thật là sơ sài, người dân thậtlà nhỏ bé… Nhưng tất cả những chuyện đó đều không quan trọng, nhu cầungười xem là quan trọng nhất.

Nghĩa là đạo diễn chỉ có thể gửi gắmđiều gì đó vào bộ phim thôi?

Cũng không cao siêu gì chuyện gửi gắm.Nhưng theo tôi, triều Lý là triều đại mà trí thức thực sự có quyền lựcvà quyền lực lớn nhất. Theo tôi, đây là điểm lớn nhất của triều đại này.Trí thức ở đây là tinh hoa Phật giáo, nhà chùa không chỉ là nhà chùa màcòn là trường học, bệnh viện, là nơi tế lễ, tết nhất.

Đứng sau Lý Công Uẩn là sức mạnh của tríthức Phật giáo, ông lên ngôi vì được hậu thuẫn bởi sức mạnh đó. Và cũngkhông phải Công Uẩn dời đô mà sức mạnh ấy dời đô. Bộ phim “chạm nhẹ”được đến điều đó.

Đừng đặt vấn đề khác Trung Quốc

Đạo diễn Lưu Trọng Ninh - Tôi thỏa hiệp!
Một cảnh trong phim Khát vọng Thăng Long

Anh cóhay xem phim Trung Quốc và đọc sách Trung Quốc?

Đó là một câu hỏi sai. Tại sao hỏi một đạodiễn phim có xem phim Trung Quốc, sách Trung Quốc không.

Phim Trung Quốc có hay không? Hay! Chínhvì nó hay mới là nỗi sợ của mình. Tại sao mình phải tránh nó?

Khát vọng Thăng Long là bộ phim nhựa lịch sử lấy bối cảnh 1000 năm về trước, kể về cuộc đời của vua Lý Thái Tổ, người đã có công dời đô từ cố đô Hoa Lư về Đại La (Thủ đô Hà Nội bây giờ). Nội dung phim khắc họa hình ảnh Lý Thái Tổ ở bốn giai đoạn: Từ lúc còn nhỏ, trưởng thành, vào cung cho tới khi ông ban chiếu dời đô.

Khát vọng Thăng Long dài 110 phút, được thực hiện trong 12 tháng do công ty CP Kỷ Nguyên Sáng sản xuất và đầu tư. Kịch bản: Charlie Nguyễn, đạo diễn Lưu Trọng Ninh, đạo diễn võ thuật Johnny Trí Nguyễn. Diễn viên: Ngô Mỹ Uyên (vai Hoàng Hậu), Thạch Kim Long (vua Lê Đại Hành), siêu mẫu Quách Ngọc Ngoan (Lý Công Uẩn), MC Đình Toàn (Lê Long Đĩnh), Leon Quang Lê (Lê Long Cân), Thu Trang (Dạ Hương)… và hơn 1000 diễn viên quần chúng.

Bộ phim sẽ được công chiếu ngày 7/10.

Vì có những thứ mình bị nhiễm lúc nàokhông biết?

Đôi khi sự khác nó chỉ cáchnhau chút xíu, phải kỹ lắm mới thể hiện qua hình ảnh được. Ví dụ như màusắc, Trung Quốc lấy sông Hoàng là triết học, mình lấy sông Hồng. Trung Quốclấy màu vàng, mình lấy màu đỏ, kiến trúc Trung Quốc thì cao và kín, mình thìthấp và mở, ngói mộc, gỗ mộc, gạch mộc, không sơn son thiếp vàng được.

Mà cũng có thể vua chúa cũngsơn son thiếp vàng nhưng nếu có có chi tiết sơn son thiếp vàng trong phimViệt là người ta lại bảo giống Trung Quốc.

Vậy thì Việt Nam khác cácnước ở cái gì là đặc trưng nhất?

Theo tôi, điều đó không nằmnhiều ở công trình kiến trúc, phục trang mà nó là tâm hồn Việt. Đó là làngquê Việt, chợ Việt, trường học Việt - nơi đó hồn Việt vẫn tồn tại tới bâygiờ. Cái hồn Việt đó không chỉ là hình ảnh. Nếu anh làm phim cho ra được cáihồn Việt người ta sẽ nhận ra ngay và mặc nhiên công nhận. Lúc đó sẽ khôngcần phải đặt vấn đề giống hay khác Trung Quốc nữa. 

 Có một điều phải nói là người Việt xem phimTrung Quốc nhiều quá cho nên ám ảnh về sự giống nhau. Ví dụ như ngôn ngữ,khi phim Trung Quốc dịch ra tiếng Việt thì vẫn nguyên vẹn các từ: “Hoàngthượng giá lâm!”. Nếu nghe lại 4 chữ này từ phim Việt lại bảo là giống TrungQuốc. Thì “Hoàng thượng giá lâm” có nghĩa là “ông vua đến”, có gì khác đâu.

Đó là mộtbài toán cực kỳ khó. Cái quan trọng nhất tôi nghĩ báo chí nên ủng hộ là:Đây là bộ phim tư nhân bỏ tiền ra mặc dù nhà đầu tư thừa biết là khôngbao giờ thu hồi đủ vốn. Tôi có thiện cảm với tư nhân bỏ tiền ra làm phimvề những đề tài lớn của đất nước.

Sắp tớingày công chiếu, anh có lo lắng bộ phim sẽ gặp phải “búa rìu” dư luận?

Một bộ phimkhông thể nào thỏa mãn được tất cả mọi người. Với một bộ phim phải gánhquá nhiều sứ mạng như “Khát vọng Thăng Long”, làm xong là “bước lên đoạnđầu đài”, trở thành tâm điểm của dư luận.

Nhưng nhưtôi hay nói đùa rằng, đã làm thì chấp nhận thôi, có chết cũng chết choanh hùng (cười). 
 
 
“Khát vọng Thăng Long” không phải là một bộ phim, nó mang quá nhiều chức năng sứ mạng.  Dù chỉ là một đóng góp nhỏ cho Đại lễ nhưng bộ phim là hình ảnh, tuyên ngôn duy nhất về thời điểm lịch sử cách đây 1000 năm: Lý Công Uẩn là ai, sống ra sao, người dân khi đó sống như thế nào… Khán giả muốn xem đúng lịch sử thế nào và điều đó là cực khó.
Cuộc đời của Lý Công Uẩn không có những âm mưu, hoặc giả có nhưng họ đã che giấu nó. Ông bước ra từ đạo Phật hiền lành, lên ngôi, không chiến tranh, không có ngoại xâm. Đây là triều vua duy nhất trong lịch sử Việt Nam không có chiến tranh. Hình ảnh Lý Công Uẩn trong dân gian, trong lịch sử tròn như mặt trời. Đạo diễn không thể làm khác mong muốn của người xem trong khi, thông thường, cá tính nhân vật được bộc lộ tốt nhất qua những cái xấu.
TheoBee.net.vn



'Lật mặt' thu hơn 1.000 tỷ đồng, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà bỏ túi bao nhiêu?
Trên thực tế, nhà rạp, nhà phát hành lấy khoảng 60% doanh thu bộ phim chiếu rạp. Và với bảy phần phim "Lật mặt", Lý Hải thực nhận khoảng 240 tỷ đồng, chưa kể đến thuế TNCN, chi phí tài chính và lãi vay... (nếu có).

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.