Hài kịch, nhạt trò hay bế tắc?

Có một nghịch lý là trong khi nhu cầu xem hài kịch của khán giả ngày càng cao thì những người làm hài lại đang rơi vào cảnh bế tắc, đối mặt với thực trạng thiếu kịch bản hay. Chất lượng các chương trình hài ngày càng đi xuống, thiếu những tác phẩm hấp dẫn, có giá trị tư tưởng sâu sắc...

Có một nghịch lý là trong khi nhu cầu xem hàikịch của khán giả ngày càng cao thì những người làm hài lại đang rơi vào cảnh bếtắc,  đối mặt với thực trạng thiếu kịch bản hay. Chất lượng các chương trình hàingày càng đi xuống, thiếu những tác phẩm hấp dẫn, có giá trị tư tưởng sâu sắc...
 
Thiếu chuyên nghiệp
 
Chỉ tính riêng ở TP Hồ Chí Minh - trung tâm sânkhấu lớn của cả nước đã có tới hơn 50 nhóm tấu hài diễn liên tục ở cả trămtụ điểm văn hóa khác nhau. Trong khi đó số lượng tác giả viết hài kịch đếmtrên đầu ngón tay không thể đáp ứng nhu cầu kịch bản lớn đến như vậy. Ðây làlý do khiến đang có quá nhiều nhóm hài mới với những kịch bản tự chế khôngcó đầu tư, chủ yếu diễn cương để chọc cười khán giả.
Hài kịch, nhạt trò hay bế tắc?

Hầu như các nhóm hài này chưa qua trường lớpđào tạo diễn viên, nhiều người xuất thân từ những vai phụ trong các đoàn cảilương ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Không có chuyên môn và năng khiếuvề nghệ thuật diễn hài nhưng vì nhu cầu xem hài kịch lại quá lớn, kiếm tiềnquá dễ nên họ đổ xô đi diễn hài.

 Những tiểu phẩm hài của các nhóm nàydiễn xong chẳng đọng lại gì cả, vì tình tiết không có, chủ yếu chọc cườingười xem bằng lối diễn khoe hình thể và những câu nói thô tục, thiếu vănhóa, chửi qua chửi lại trên sân khấu. Chỉ kể ra đây một vài thí dụ như nhómK.N và nhóm B.K diễn hai tiểu phẩm na ná nhau là: Tôi là bác sĩ và Thầythuốc đông y với cách chọc cười bằng những hành động thô thiển. Nếu ai đó đãtừng xem các tiểu phẩm như Yêu quá sức, Yêu qua mạng... hẳn sẽ không khỏichoáng bởi một loạt những câu thoại dung tục mà bản thân người viết cũng cảmthấy ngượng khi phải dẫn giải ra.

Một trong những nguyên nhân dẫn tới sự xuốngcấp của các chương trình hài là do những người biên tập chương trình tại cáctụ điểm đã quá dễ dãi với các nhóm hài, không kiểm tra trước nội dung kịchbản và trình độ chuyên môn của nhóm diễn, dẫn tới việc khán giả phải xemnhững sản phẩm văn hóa hài kém chất lượng đến trầm trọng.

 
Khi được hỏi về thực trạng sân khấu hài hiệnnay, nghệ sĩ Hoài Linh - "cây hài" nổi tiếng của sân khấu TP Hồ Chí Minhnhận xét: "Sân khấu hài đang bị bão hòa, lắng lại sau thời gian lạm dụngquá nhiều. Hiện đang rất thiếu những kịch bản có tiếng cười sâu sắc, thiếunhững tiểu phẩm mang tính châm biếm, phê phán".
 
Lúng túng tìm hướng đi
 
Việc lạm dụng hài đến mức gây khó chịu cho ngườixem vẫn xuất hiện dày đặc trên các chương trình giải trí đã khiến không ítngười làm nghệ thuật chân chính và đặc biệt là người xem ác cảm với hài.

NSND Doãn Hoàng Giang chia sẻ: "Làm hài kịch không dễ, không phải cứ bắtgặp tất cả những gì buồn cười ngoài đời là có thể đưa lên sân khấu được.Trước hết, tác giả phải tìm được tứ rồi sau đó mới khai thác chi tiết, minhhọa". Tiếc rằng, các tác giả viết hài kịch hiện nay mới chỉ vẽ lên nhữngmầu sắc vui nhộn, lạc quan, mà thiếu những tác giả và đạo diễn tinh tế, sắcsảo trong xử lý các mảng miếng để khán giả phân biệt được mâu thuẫn giữahình thức và nội dung hoặc tạo nên những "cú va chạm" giữa các nhân vật.
Hài kịch, nhạt trò hay bế tắc?
 
Ðược dư luận nhắc đến nhiều nhất vẫn là các chùmhài kịch Ðời cười của Nhà hát Tuổi Trẻ. Trong Ðời cười 9 gần đây nhất, đạodiễn - NSND Lê Hùng đã gia công nhiều trò diễn, cộng thêm lối diễn xuất rấtduyên của các nghệ sĩ nhưng rõ ràng vẫn không thể khỏa lấp đi cái yếu vàthiếu từ khâu kịch bản. Ðó là lý do nhiều tình tiết, lời thoại thiếu logic,người xem bị hẫng trước cách giải quyết thiếu thuyết phục.

Ðời cười 9 "cháy vé" bởi uy tín của cácchương trình trước đây, nhưng ngẫm lại so với các chương trình đầu tiên thìrõ ràng chất lượng đã có sự chênh lệch rõ rệt. Thiếu kịch bản hay về đờisống hiện tại, nhiều nhóm nghệ sĩ đã phải "ngược dòng" dựng lại những hàikịch cũ nhưng có giá trị như: Người ngựa ngựa người của Nguyễn Công Hoan,Bệnh sĩ của Lưu Quang Vũ, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng... Mặc dù cũ nhưng rõràng giá trị văn học và tính hấp dẫn của tác phẩm vẫn còn hơn hẳn hàng loạtnhững kịch bản hài hiện nay.

 
Năm 2009, Công ty CP Nghe nhìn Thăng Long phátđộng Cuộc thi kịch bản hài trong phạm vi cả nước, nhận được gần 100 kịch bản,"sàng sảy" mãi còn lại... một kịch bản, mà cũng chỉ lấy được ý tưởng sau đónhào nặn, nâng cao mới sử dụng được. Mới biết, viết kịch bản hài không đơngiản và tìm được kịch bản hay để dựng thành phim hài hay vở diễn chất lượngcòn khó vạn lần.

Hiện nay, Ðài Truyền hình Hà Nội phối hợp vớiCông ty CP Nghe nhìn Thăng Long thực hiện chương trình hài với tên gọi Cườitừ nhà ra phố phát vào 21 giờ 10 phút chủ nhật hằng tuần. Khán giả muốn tăngthời lượng phát sóng chương trình nhưng nhà tổ chức lắc đầu quầy quậy, bởilàm tuần một số đã mệt!

Ðạo diễn Ðỗ Thanh Hải hiện đang xúc tiến chươngtrình mang tên Thư giãn cuối tuần được xem là tiếp nối của "thương hiệu cười"Gặp nhau cuối tuần chia sẻ: "Tôi thấy rõ ràng khán giả của ta ngày càngkhó tính hơn, hiểu biết hơn. Với sân khấu hài, khán giả luôn nhìn thấy rõcái nào hay cái nào dở, cái nào nghiêm túc hay không. Vì thế chúng ta cầnphải chuyên nghiệp và kỹ lưỡng ở từng khâu. Nếu không tôn trọng khán giả,người làm chương trình sẽ thất bại, đó là một kết cục tất yếu".

Theo Hài kịch, nhạt trò hay bế tắc?



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.