Hữu Châu: Tìm nguồn vui cho từng đêm diễn

Mười hai năm trên một sân khấu, Hữu Châu thừa nhận cũng có lúc chán, nhưng anh vẫn có cách tìm nguồn vui cho từng đêm diễn.

Mười hai năm trên một sân khấu, Hữu Châu thừa nhận cũng có lúc chán, nhưng anhvẫn có cách tìm nguồn vui cho từng đêm diễn.

30 năm vững vàng trên sân khấu, điều đó nói lên tầm vóc của Hữu Châu . Không ồnào, không bày biện nhưng giá trị mang tính hình thức hay như chính anh thừa nhậnmình có màu công chức, ngại thay đổi nếp sống, thói quen và không hòa mình vàodòng chảy của thời cuộc, Hữu Châu hẳn nhiên thuộc về những giá trị “cũ”. Songcái tưởng chừng như “cũ” hóa ra lại luôn cần, rất cần trong môi trường nghệthuật giải trí, nhất là giữa thời buổi cái giả đang đốn ngã cái thật như hiệnnay.

Hữu Châu:  Tìm nguồn vui cho từng đêm diễn

Sau ngần ấy năm sống với sânkhấu, anh thấy những gì đã làm nên một Hữu Châu ?

Bây giờ nói chung, tôi, ThànhLộc, Thanh Thủy hay một số diễn viên tên tuổi như Hồng Vân, Việt Anh làm gì khángiả cũng cười. Ngoài cái duyên, bọn tôi còn được khán giả thương.

Bên cạnh những gì mình học, muốnkhán giả thương, ít nhất tôi phải có cái gì đó chinh phục người ta. Từ đó, ngườita yêu mến vai diễn của tôi, tìm hiểu cách sống của tôi và quý trọng tôi. Tôikhông theo hướng chỉ để khán giả biết mình. Điều đó dễ lắm, nhất là thời buổibây giờ. Bạn có thấy nhiều em mới mười mấy, hai mươi tuổi đã nổi tiếng, đâu phảinhư bọn tôi. Thế nhưng, để khán giả tôn trọng mình mới khó. Bọn tôi đang làmđiều đó.

Ngoài ra, tôi có thể giữ khán giảở chỗ khi diễn, mồ hôi tôi đổ ra, gân cổ tôi nổi lên. Tôi diễn đến quên sứckhỏe. Khi ra sân khấu, tôi không để ý gì nữa hết. Có thể khán giả thương tôi ởchỗ đó. Tôi có chuyên môn hay tài năng là chuyện khác. Nếu tôi không có khảnăng, không biết diễn, không có duyên, làm sao có Hữu Châu như bây giờ, đúngkhông? Thế nhưng, tôi có được cái khác nữa, đó là lửa trong lòng mình, là tráchnhiệm của mình đối với người đi xem. Có thể khán giả thương tôi không phải vìchuyên môn, vì tôi diễn giỏi đâu. Khán giả thấy gân cổ tôi nổi lên, thấy tôidiễn mà thở “hộc gạch” nên họ thương.

Phải chi sân khấu kịch TP.HCMcó nhiều nghệ sĩ như anh hơn…

Tôi nghĩ là có. Cũng có nhữngngười nghĩ như tôi nhưng không đủ điều kiện để thực hiện thôi. Tôi có lợi thếcon nhà nòi. Ngoài chuyện đi diễn, đi hát, tôi không biết làm gì sống hết. Tôiphải làm tròn cái nghề của tôi, nghề này mau đào thải lắm! Càng lâu năm, càngphải làm mới mình bằng cách nào đó. Làm sao “gừng càng già càng cay” để người tagiữ mình.

Gần đây thấy anh còn tham gialên song truyền hình, anh muốn đổi gió?

Nói chung, hoạt động chính củatôi vẫn ở sân khấu, phim chỉ là công việc thứ hai, không phải việc chính, khôngphải làiềm đam mê. Diễn ở hai sân khấu của Idecaf đã đủ mệt rồi. Cả tuần tôi đềudiễn, chỉ nghỉ thứ Hai, thứ Ba. Bấy nhiêu đó đã lấy hết thời gian của tôi.

Hữu Châu:  Tìm nguồn vui cho từng đêm diễn
Hữu Châu "biến hóa" tài tình qua nhiều vai diễn khác nhau trên sân khấu.

Ai đó bảo Idecaf chỉ cần ThànhLộc, Hữu Châu, Thanh Thủy là đủ. Phải thế không, thưa anh?

Đúng là ba người này thuộc loại“gộc” ở đó nhưng không phải chỉ ba người là đủ. Nói gì thì nói, trong một tậpthể cũng phải có một bầu giỏi việc, một dàn diễn viên yêu nghề và một tập thểnhân viên từ bán vé đến hậu đài đều biết làm việc. Từ sự nghiêm túc sẽ sản sinhcác tác phẩm nghiêm túc.

Có thật nghiêm túc không, thưaanh?

(Trố mắt) Theo bạn khôngnghiêm túc chỗ nào?

Thi thoảng tôi vẫn nghe vàilời nhận xét rằng không hiếm vở diễn của Idecaf hiện nay thiên về yếu tố gâycười và dung tục…

(Mắt của Hữu Châu như trừnglên) Cái đó đâu phải không nghiêm túc. Bạn đừng quên đây là sân khấu tưnhân, làm cái gì cũng phải bán vé. Nhiệm vụ của sân khấu  ngoài tính giáo dụccòn có tính giải trí. Tôi ra sân khấu cứ giáo dục thì ai đến xem? Cũng phải làmgì đó mát mẻ cho vui vẻ, thoải mái chứ.

Tuy vậy, những vở hài ở Idecafvẫn diễn bằng tính cách chứ không chỉ nói bá xàm bá láp. Như vậy là đi đúng chứkhông phải đi sai. Chừng nào ra sân khấu nói bá xàm bá láp, không ăn nhập vàođâu mới kỳ. Bản thân Idecaf đã được khán giả biết đến và yêu mến. Họ biết ThànhLộc, Thanh Thủy, Hữu Châu  và một số anh chị em. Riêng bản thân tôi, tôi ra diễnmà nói bá xàm bá láp thì quá trình ba mươi năm làm nghề của mình, tôi đánh đổià?

Tôi có thể làm cho khán giả cườivui nhưng nói gì thì nói, tôi có sự tự trọng của mình, đâu thể nào làm bậy bạđược. Vì sự thương mến của khán giả, không lẽ bọn tôi làm cho khán giả ghét bằngcách diễn cà chớn, diễn tầm xàm, bá láp? Nói chung, mình cũng phải có lòng tựtrọng.

Thế vì sao sự nghiêm túc ấyrất ít khi được sự đón nhận trong mắt các vị giám khảo trong những kỳ liên hoansân khấu? Liên hoan vừa qua là một ví dụ…

Vì Idecaf không muốn tham gia.Tôi chỉ là diễn viên làm tại Idecaf chứ không phải là người có quyền hành ởIdecaf. Chuyên đi thi, dự liên hoan hay tham dự gì đó là do ban giám đốc quyếtđịnh. Chuyện đó không thuộc quyền hạn của tôi.

Sợi dây nào “cột chân” HữuChâu ở Idecaf trên dưới 12 năm qua, thưa anh?

Thưa nhất, tôi có máu công chức.Công việc của tôi cứ như vậy, đừng thay đổi. Tối nào cũng mở màn diễn, tôi quenrồi. Tôi tập được một thói quen, tám giờ diễn thì sáu giờ ăn cơm, sáu rưỡi tắmrửa, bảy giờ kém mười lăm tôi xách xe ra đường, đến đây tôi làm mặt, hóa trang.Tôi diễn ở đây từ thứ Tư đến Chủ nhật, còn đi diễn ở đâu được nữa.

Thứ hai, tôi rất thích kịch dàivà nghiêm túc. Tôi cũng rất thích kịch bi. Ở đây, dù diễn hài cũng có lồng chấtbi vào hoặc là vở bi hoàn toàn. Thứ ba, làm việc ở ất đúng ý tôi. Ví dụ, đạo cụđó tôi thấy không được, không ưng ý, tôi nói, có người đổi liền. Tôi quan niệmrằng mình lấy của khán giả 100.000đồng một vé, nhiều vé cộng lại chẻ ra thànhlương của bọn tôi. Ngày hôm nay, đồ tôi xài, mắt kính tôi đeo, quần áo tôi mặc,thuốc men tôi uống… tất cả đều từ tiền diễn. Công việc của tôi là diễn, tôi phàilàm cho xứng đáng với đồng tiền tôi nhận.

Hữu Châu:  Tìm nguồn vui cho từng đêm diễn
Hữu Châu "chuyên trị" những vai già với phong cách hài hước và hóm hỉnh.

Công việc cứ diễn ra đều dặnvà thường xuyên như vậy có bao giờ làm anh chán?

Có chứ! Cứ như vậy hoài, có mấyvai, mười mấy năm ở Idecaf vẫn còn diễn. Chán lắm, không có gì mới nhưng tôi vẫnphải làm vì đó là công việc, nói thẳng ra là vì đồng lương mỗi ngày. Cuộc sốngphải có tiền, phải có lương, cũng giống như chạy xe ôm , làm bác sĩ, kỹ sư, thợhồ thôi. Tất cả mọi người phải đi làm để kiếm tiền thì buộc lòng tôi phải diễnvai của mình mười mấy năm.

Thế nhưng, công việc nghệthuật còn đòi hỏi cảm xúc. Anh làm thế nào để lấy cảm xúc cho những vai đã“chai” vì diễn quá lâu?

Tôi tìm nguồn vui khác. Trước khidiễn, tôi vén màn, nhìn xuống khán giả, xem có cặp nào dễ thương, có ông già, bàgià, con nít hay cô nào quá đẹp. Ví dụ, tôi thấy một đôi thật đẹp, tối nay tôidiễn vì hai người ấy. Đó là cách lấy lại hưng phấn của tôi. Với những người ngồixem nghiêm túc, chăm chú, tôi diễn vì họ. Tôi tìm hưng phấn từ họ.

Có khi nào anh bị rơi cảm xúckhi đang diễn rồi không lấy lại được hay chưa?

Trừ những trường hợp gia đình cóvấn đề gì hoặc bạn diễn có lợn cợn với nhau. Khi đó, khán giả nhìn không biếtđâu, nhưng tự trong lòng tôi biết.

Hình như ở Idecaf, anh rấtđược “nâng niu”?

Ừ! Huỳnh Anh Tuấn rất “cưng” tôi.Chính tình cảm của một người bầu đối với một nghệ sĩ đã trói chân tôi lại.

Tôi có thể được hiểu sâu hơnvề tình cảm ấy không?

Tình cảm đó có sự đồng cảm vớinhau về chuyên môn, nghề nghiệp, cũng có những chuyện vặt vãnh như tặng quà làmtôi xúc động. Ví dụ, ông ấy đi Đà Nẳng, biết tôi thích ăn mì Quảng, từ Đà Nẵngbay vào đây khoảng 1 giờ, ông ấy mua rồi gói thật kỹ, đem về cho tôi. Ông ấy bayvào Sài Gòn, khoảng 5, 6 giờ chiều lúc đó, tôi đang diễn suất chiều, ông ấy hâmlại rồi cho người cầm sang cho tôi ăn…

Nói gì thì nói, con người sốngphải có tình có nghĩa. Nếu bây giờ có chuyện gì khiến tôi phải rời Indecaf chínhtình cảm của Huỳnh Anh Tuấn như một người chủ dành cho nhân viên sẽ khiến tôisuy nghĩ, phân vân.

Hữu Châu:  Tìm nguồn vui cho từng đêm diễn

Ai chẳng biết anh làm đượcviệc ở Idecaf. Tên anh khi giăng lên cũng đủ bán được vé ai dại gì “xử tệ” vớiHữu Châu

Không đâu bạn! Ngôi sao thì ngôisao chứ bạn sống làm khó làm khăn, bạn có này có kia, dù người ta cần bạn đếnmấy, ngày này qua ngày khác người ta cũng mệt, phải tìm việc khác.

Ở Indecaf có rất nhiều ngôi saora đi mà vẫn “thế” được họ. Chính vì tôi nghiêm túc, tôi diễn đâu ra đó nên bâygiờ, có thể thế vai tôi một xuất diễn khi tôi bệnh nhưng chưa chắc có thể tìmđược một người đầy đủ trách nghiệm đối với sân khấu này để thay tôi. Tấm lòng,trách nhiệm của tôi đối với sân khấu này chưa chắc thay thế được.

Tôi có cảm giác sở dĩ Hữu Châusống cùng với Idecaf vì ở đó có một sự đồng cảm rất đặc biệt.

Dĩ nhiên! Ở sân khấu nào cũng có“bộ sậu” của họ

Nhưng hình như ở Indecaf cómột “bộ sậu” đặc biệt hơn thế?

(hơi lớn tiếng) Không! ởđó chỉ có tinh thần duy nhất, đó là sự yêu nghề và ham diễn, vậy thôi. Bọn tôitừ trường Sân khấu ra, đó là cái thứ nhất. Chúng tôi biết nhau từ hồi chưa cótên tuổi, còn đi xe đạp, ngóc ngách trong cuộc đời của từng đứa, mình biết hếtrồi, còn cái gì phải giấu. Chúng tôi đã có tình cảm từ lúc đó rồi. Thứ nữa, bọntôi đều là những người có ăn học, có tên tuổi, bây giờ có giận nhau cũng phảisuy nghĩ, giữ gìn. Ví dụ, tôi và Thủy giận nhau, không nhìn mặt nhau. Ngườingoài nhìn vào đâu có nói tôi đúng hay sai, chỉ thấy tụi tôi không ra gì. Thếnên, bọn tôi phải biết giữ.

Anh có nghĩ đến lúc cuộc sốngsẽ nhàm chán vì cứ quanh quẩn đi diễn rồi về, vài ba chai bia, vài câu chuyệnvới bạn bè?

Cuộc sống vốn đã mỗi ngày mỗikhác nên khó nhàm chán. Bản thân tôi ghét sự xáo trộn, đừng bắt tôi phải phântâm tính toán. Tôi chỉ thích sự thay đổi, xáo trộn của từng vai diễn, thế giớimà tôi muốn chinh phục. Tôi thích cuộc sống hiện tại của mình.

Người thân có cảm thấy lo lắngvì dù có thương đến đâu, họ cũng không thể buồn giùm nỗi buồn của anh, cô đơngiùm nỗi cô đơn của anh?

Cuộc sống của riêng tôi, tự tôithu sếp được, người nhà tôi tin điều đó nên rất yên tâm. À, đôi khi gia đình cóchuyện không hay xảy ra, mọi người dặn nhau đừng cho tôi biết để tôi lo.

Hữu Châu:  Tìm nguồn vui cho từng đêm diễn

Thật sự là trong anh không cósự cô độc?

Cô độc là cảm giác nghệ sĩ nàocũng gặp chứ không riêng tôi. Ai cũng có nỗi cô độc của riêng mình.

Má anh có lo lắng vì anh khôngcó cuộc sống gia đình riêng?

Tận trong thâm tâm, má tôi yênlòng vì tôi. Tuy nhiên, nhiều lần má giận mấy đứa nhỏ không được bỏ ba Châu (đứacháu nào cũng gọi tôi là ba Châu). Tụi nhỏ đã phân công, đứa chăm sóc sức khỏe,đứa lo tiền, đứa lo cơm nước khi tôi về già. Tôi tin nếp nhà của mình sẽ khôngcó chuyện tôi bị “bỏ rơi”

Anh được tiếng có tình cónghĩa với đồng nghiệp, đàn em?

Tôi cũng phải có khởi đầu để đượcnhư bây giờ nên hiểu các em cần gì ở người đi trước. Tôi nhân dạy thêm cho mấyem ở Sân khấy Nụ Cười Mới mà không lấy một đồng. Khi lớp cô giáo tôi (cô MinhNgọc) đi điễn tốt nghiệp ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tôi cũngđi theo phụ giúp và động viên các em. Làm vậy, tôi không mất gì mà còn học đượcở các em nét thanh niên trong từng vai diễn…

Trải qua nhiều thăng trầm, giờanh chẳng sợ không kiếm nổi tiền, diễn không nổi một vai và thiếu thốn tình cảm.Không có thứ gì ở đời làm anh sợ nữa à?

Nỗi sợ lớn nhất của tôi là mấtsức khỏe. Tôi cũng sợ bị mọi người ghét nên cố gắng sống tốt. Làm cái nghề củatôi, muốn người ta biết thì dễ, làm người ta thích thì khó, để người ta trọng làvô cùng khó.

Tôi thích cảm giác sau mỗi buổidiễn, đẩy xe ra ngoài được khán giả kính chào. Bạn tin không, bộ đồ tôi đangmặc, gói thuốc tôi đang hút là của khán giả thương tôi mà tặng đó. Tôi đangthích cuộc sống hiện tại của mình về nhà có gia đình, đi diễn có khán giả, tròchuyện có bạn bè.

Cảm ơn anh về cuộc trò chuyệnnày! Chúc anh sức khỏe, bình an!

Hữu Châu:  Tìm nguồn vui cho từng đêm diễn
Hữu Châu tại lễ trao giải Mai Vàng thứ XIV-2008.

Người che bóng mát và điểm tựacủa gia đình

Hữu Châu luôn mang lại cảm xúccho người đối thoại, có lẽ vì âm giọng quá biểu cảm và câu chuyện anh kể gợi lênmột con người sống tử tế. 

Chưa lúc nào nghệ sĩ Hữu Châuchưa tự hào về chiếc nôi mình sinh ra. Cho nên, anh dốc sức vì chiếc nôi ấy, dùkhi bình yên hay tròng trành sóng gió. Gia đình ba đời ăn cơm nghề hát, hơn aihết, Hữu Châu  xem nghề nghiệp của mình không chỉ là đam mê mà còn là tráchnhiệm giữ gìn danh tiếng.

Năm 2009, Hữu Châu đã có một vaidiễn hay là thái sư Lý Đạo Thành trong vở Ngàn năm tình sử. Với gia đình, anh đãxây dựng được căn nhà mới và cả nhà vẫn giữ được không khí yên vui. Hữu Châunói: “Tôi hãnh diện về gia đình mình. Bà nội tôi là bà bầu giỏi, má ba Thanh Ngalà đào chánh giỏi, chú sáu Bảo Quốc là danh hài có tiếng…Từng đó người đủ để thếhệ sau là tôi, Hữu Lộc, Hà Linh không dám làm gì để tổn hại thanh danh nhàmình”.

Thời khốn khó của gia đình anhqua đã lâu. Nếu không có mười năm “khủng khiếp” đó, Hữu Châu có thể sẽ là… mộttên du côn, phóng đãng và không coi ai ra gì. Lúc mới vào trường Sân khấu, HữuChâu nhìn bạn bè “bèo” lắm. Ai chẳng biết anh là con nhà nòi, ở biệt thự, rakhỏi nhà là có xe hơi đưa đón. Rồi từng cái chết của cô anh, ba anh, nội anh ậpđến. Từ ở biệt thự, đi xe hơi, thức ăn ê hề, cả nhà anh dọn đến căn nhà lá.

Thời gian đầu, Hữu Châu không tàinào ngủ được vì ngứa ngáy và ẩm thấp. Mỗi trận mưa, trên đầu nước dột, dưới chânnước ngập, rác rưởi nổi lềnh bềnh, cả nhà phải dồn lên bàn mà ngủ. Cảnh tượng đóthật khủng khiếp và anh hiểu mình phải có trách nhiệm với gia đình.

Lúc góp được ba cây vàng, anhquyết định xây nhà nhưng chỉ đủ lợp ngói và xây tường, không đủ tiền làm nền ximăng. Vừa lúc đó, Hữu Châu ký được một hợp đồng làm phim ba triệu đồng. Khi độngthổ xây nhà, anh vui đến lặng người, còn mẹ anh, nữ nghệ sĩ Thanh Lệ, tựa cộtcười như thể không tin đó là sự thật. Anh chia sẻ: “Mua được từng thứ về nhà,tôi mừng và quí lắm. Mới đây, tôi xây lại nhà cho rộng rãi để em út, con cháu vềở. Xây xong, trong túi còn lại 300.000 đồng nhưng tôi vẫn vui”.

Theo Hữu Châu:  Tìm nguồn vui cho từng đêm diễn



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.