Người thổi hồn vào tượng đồng

Bức tượng bán thân Bác Hồ đặt ở vị trí trang trọng nhất của Văn phòng Chính phủ, rồi trên dưới 20 pho tượng nhân vật nổi tiếng khác nhau ở Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam, tượng Phật Adiđà phát quang 7 màu tự nhiên đặt ở Thiền viện Trúc lâm Yên Tử…

Bức tượng bán thân Bác Hồ đặt ở vị trí trang trọng nhất của Văn phòng Chính phủ,rồi trên dưới 20 pho tượng nhân vật nổi tiếng khác nhau ở Bảo tàng Mỹ Thuật ViệtNam, tượng Phật Adiđà phát quang 7 màu tự nhiên đặt ở Thiền viện Trúc lâm Yên Tử…những tuyệt tác đó đều được khắc tạc dưới bàn tay nghệ nhân Lê Khang. Người tagọi ông là "vua đồ đồng".

Từ anh làm thuê học mót…

Không chỉ giới chơi đồ đồng Hà Thành mà đông đảo người tạc tượng đồng, yêuthích nghệ thuật chạm khắc trong cả nước biết đến cái tài nghệ nhân Lê Khangnhư một người có "bàn tay vàng" thổi được hồn vào những bức tượng đồng.

Cho đến bây giờ, chuẩn bị bước sang cái tuổi xưa nay hiếm, nhìn lại chặngđường đã qua, người nghệ nhân này không thể thống kê được mình đã tạc baonhiêu bức tượng các đức phật, các danh nhân và những người nổi tiếng. Nhưngít ai được biết rằng, "vua đồ đồng"có bước khởi nghiệp thật gian nan vất vả.
 
Người thổi hồn vào tượng đồng
"Vua đồ đồng" bên những tác phẩm của mình
 
Ông tâm sự: "Sau khi tốt nghiệp Trường Mỹ thuậtĐông Dương, tôi làm giáo viên trường Trung học Cơ điện Hà Nội, rồi số phậnlại đưa đẩy sang làm anh thợ đúc hợp kim kim loại ở Công ty ôtô 3/2. Vất vảlắm, đầu đội, tay xách, nách mang nhưng bù lại trong công việc tôi có cơ hộimày mò, thử nghiệm, để rồi những sáng chế của mình trong lĩnh vực đúc tămpua,đúc quả lô... đã mang lại nhiều lợi ích cho công ty và bổ sung kinh nghiệmcho bản thân".

Ông Khang bật mí bí kíp "thổi hồn vào tượng": “Muốn tạc được bức tượng thành công người thợ phải hiểu lai lịch, cuộc đời, sự nghiệp người được tạc, đồng thời phải để ý đến cái nhân chung, sơn căn, địa các, lưỡng quyền… tất cả đều có ngôn ngữ của nó. Bên cạnh đó người thợ còn phải dùng đến thuật lý tướng số để phục vụ cho đường nét của bàn tay. Bất kỳ một đường nét nhỏ, một dấu phẩy là một nét nhấn của nhà điêu khắc”.

Thời điểm đó,nghề đúc đồng thất thế, nghề đúc nhôm lên ngôi,cộng với các nghệ nhân đúc đồng dần dần khuấtbóng, ông Khang trăn trở với ý định sẽ làm điềugì đó để nghề không bị mai một.

Năm 1993, saukhi về hưu, quyết định chưa thể nghỉ ngơi, ônglao vào con đường học hỏi các bí quyết đúc đồng.Cho đến bây giờ, ông vẫn không thể quên đượcnhững ngày tháng lặn lội từ Bắc vào Nam, bướcchân ông in dấu ở khắp làng nghề đúc đồng nổitiếng như làng Ngũ Xã (Hà Nội), làng Vó (BắcNinh), làng Nôm (Hưng Yên)...

Rồi xin học nặn tượng không công cho cụ Lâm (HàNội)-  (người nghệ nhân khai mở nghề nặn tượng bằng đất nung)... để tầm sưhọc đạo. Đến khi làm ra được sản phẩm, không ít lần ông phải đạp xe manghàng đi ký gửi tại các cửa hàng lưu niệm trong thành phố. Thậm chí, ôngkhông dám quay lại vì hồi hộp, không biết số phận của chúng ra sao...

Cuối cùng, niềm vui cũng đến với ông khi sảnphẩm Khuê Văn Các và Trống đồng đã được chọn làm đồ lưu niệm cho các nguyênthủ quốc gia trong Hội nghị thượng đỉnh các nước sử dụng tiếng Pháp tổ chứctại Hà Nội năm 1997.

Người thổi hồn vào tượng đồng
Bộ nồi đồng cổ có tuổi đời trên dưới 300 năm.

Đến biệt danh “vua đồ đồng”

"Có dấn thân vào nghiệp đúc mới thấy hết gian truân. Nhưng chỉ lòng yêu nghềmới thấy hết vẻ đẹp toát ra từ mỗi tác phẩm", ông Khang tâm sự. Sau lần đượcbạn bè quốc tế biết đến, ông như được tiếp thêm nguồn sinh lực và bắt đầuđúc tượng nghệ thuật.

Theo ông, cái khó nhất là, phải đúc thế nào để khi nhìn vào pho tượng, ngườita thấy được cái thần, cái hồn toát ra từ tướng mạo của nhân vật. Say nghề,ông không từ chối bất kỳ yêu cầu nào của khách mà luôn cầu thị, tìm tòi,nghiên cứu để tác phẩm đạt tới sự hoàn hảo.

Bởi vậy, tượng của các bậc tiền nhân như: Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác,Tôn Thất Tùng, Hồ Đắc Di, Phan Bội Châu, Võ Thị Sáu... đều mang sắc tháiriêng, toát lên được nét tinh, khí, thần. Cộng tác không biết bao nhiêu bảotàng, trung tâm mỹ thuật, đình chùa miếu mạo để tái tạo lại như cũ những bứctượng đã bị thời gian làm thay đổi diện mạo.
 
Bao nhiêu các danh nhân, danh y, danh tướng...đều được ông làm sống dậy từ những khối đồng vô tri vô giác. Mỗi nhân vậtmột vẻ nhưng "Khó nhất là đúc tượng Bác Hồ", ông Khang bộc bạch. Cuối năm1999 đầu 2000 ông vinh dự được cử làm bức tượng bán thân Bác Hồ cho Vănphòng Chính phủ.

Sau bao đêm trằn trọc mất ngủ, những tháng ngày vất vả tạo mẫu, lên khuôn,mài, giũa, tạo màu, ông Khang cũng hoàn thành pho tượng chân dung Bác cao1,6m đặt trong Văn phòng Chính phủ. Tác phẩm "để đời" của ông đã làm hàilòng tất cả mọi người kể cả những chuyên gia mỹ thuật khó tính nhất. "Hữu xạtự nhiên hương", rất nhiều nơi tìm đến ông.

Ở Bảo tàng Phú Thọ, người ta vẫn trầm trồ trước bức tượng Bác bên nhữngngười lính (thể hiện chủ đề: Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu taphải cùng nhau giữ nước) nặng 2,5 tấn.

 
Người thổi hồn vào tượng đồng

Mới đây nhất, ông đã hoàn thành 150 bức tượng sư tổ và các cố võ sư của pháiVịnh Xuân quyền, tạo được tiếng vang lớn trong giới đúc đồng. Mày mò, tựtrau dồi kỹ thuật đúc hiện đại của nước ngoài, ông đã thành công trong việctạo màu cho sản phẩm đồ đồng với tác phẩm pho tượng Phật Adiđà phát quang 7màu tự nhiên đặt ở Thiền viện Trúc lâm Yên Tử.

Cho đến bây giờ, giới chơi đồ đồng vẫn tôn ông là thợ làm màu đồng độc nhấtvô nhị. Những bức tượng dưới bàn tay pha màu của ông đều giống như thật màunguyên thủy. Sau này, bức tượng Quan âm nghìn tay, nghìn mắt của ông cũngđoạt giải thưởng Tinh hoa Việt Nam do Bộ Văn hoá, Thể thao, và Du lịch traotặng. Mới đây Ban tổ chức Triển lãm doanh nhân doanh nghiệp ở Hà Nội đã yêucầu ông làm tượng cụ Bạch Thái Bưởi, một doanh nhân nổi tiếng.

Với chỉ một bức ảnh người doanh nhân này từ ban tổ chức, ông đã phải tìm lạigia đình đời thứ 4 của cụ Bưởi để mượn lại tất cả ảnh cụ. Đợt đó bức tượngBạch Thái Bưởi đã gây sửng sốt với cả triển lãm, đến mức người nhà cụ BạchThái Bưởi phải trầm trồ "đây đích thực mới là cụ nhà tôi". Với ông mỗi tácphẩm ra đời lại thêm một lần ông cảm nhận được thời gian có ích hơn, cuộcsống tốt đẹp hơn.

Căn nhà nhỏ của ông trưng bày rất nhiều bức tượng Lý Công Uẩn, Bác Hồ, Đạitướng Võ Nguyên Giáp, Khuê Văn Các... với kích thước rất nhỏ. "Bức tượngcàng nhỏ thì đường nét càng phải tỉ mỉ, vì thế mà càng khó hơn cho người tạc",ông cho biết.

Từ một chuyên gia chuyên tạc những bức tượng trên 3 tấn, ông chuyển sang làmnhững bức nhỏ với ý tưởng giới thiệu tinh hóa văn hóa và lịch sử Hà Nội khithời khắc nghìn năm Thăng Long sắp đến. "Năm 2010, sẽ rất nhiều du kháchquốc tế đến Hà Nội, đây là cơ hội để chúng ta giới thiệu những danh nhânnước Việt, những di tích lịch sử. Những bức tượng nhỏ sẽ giúp người ta dễdàng khi mang về nước họ. Từ suy nghĩ đó mà tôi "thu nhỏ" những tác phẩm củamình lại".

Với tâm huyết và những đóng góp trong việc bảo tồn, phát triển loại hìnhnghệ thuật dân tộc đặc sắc, năm 2003, UBND TP Hà Nội đã phong tặng cho ôngdanh hiệu Nghệ nhân Hà Nội. Và bây giờ, dù đã ở tuổi xưa nay hiếm, "đôi bàntay vàng" ấy vẫn không ngơi nghỉ, vẫn cần mẫn bên từng tác phẩm, tạo ra nétđẹp cho đời.
 
Trong căn nhà nhỏ của ông ở 82 phố Hàng Khoai có hẳn cả một phòng trưng bày đồ đồng vô cùng độc đáo. Một phần là những tác phẩm của ông trong hơn 40 năm qua, một phần là những bộ sưu tập đồ đồng cổ. Trong số đó có rất nhiều mâm đồng đen (loại đồng cổ hiện còn lại rất ít) và những nồi đồng có tuổi đời trên dưới 300 năm.

TheoNgười thổi hồn vào tượng đồng



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.